8 TRƯỜNG HỢP KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ ĐÚNG TUYẾN

0909 642 658 - 0939 858 898
8 TRƯỜNG HỢP KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ ĐÚNG TUYẾN

          Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

         Tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm:

        1. Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

         2. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản này.

         3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

         Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

          4. Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

          a) Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);

         b) Được chuyển tuyến theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;

         c) Được chuyển tuyến theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BYT ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.

          5. Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.

        6. Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

         7. Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

         8. Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

         Như vậy, theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế tại Thông tư 30/TT-BYT, có 8 trường hợp được xác định là đúng tuyến khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến được hưởng chế độ do bảo hiểm chi cao hơn nhiều so với khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    Được hưởng chế độ thai sản khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    CÓ NÊN RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN KHÔNG?
      Rút bảo hiểm xã hội một lần đang là lựa chọn của nhiều người. Những ngày gần đây tại một số cơ quan BHXH ở một số quận, huyện trên địa bàn TP. HCM có tình trạng người dân xếp hàng từ mờ sáng để lấy số thứ tự làm hồ sơ nhận BHXH một lần.
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ LY HÔN KHI VỢ HOẶC CHỒNG BỎ ĐI MÀ KHÔNG RÕ NƠI CƯ TRÚ?
      Khi vợ chồng vì một lý do nào đó mà mất liên lạc với nhau nhiều năm liền thì người còn lại nếu muốn ly hôn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn.
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP?
    Cơ sở pháp lý: Điều 49 Luật việc làm năm 2013
    BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP LÀ GÌ?
    Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp“.
    XỬ LÝ THẾ NÀO KHI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG?
    Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo mức đóng mà Luật Bảo hiểm xã hội quy định. Người sử dụng lao động đóng 22%, người lao động đóng 10,5% mức đóng bảo hiểm xã hội.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 72 | Hôm nay: 772 | Tổng: 383060
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger