KHÔNG CHO LAO ĐỘNG NỮ NGHỈ LÀM NGÀY “ĐÈN ĐỎ” DOANH NGHIỆP CÓ BỊ PHẠT?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHÔNG CHO LAO ĐỘNG NỮ NGHỈ LÀM NGÀY “ĐÈN ĐỎ” DOANH NGHIỆP CÓ BỊ PHẠT?

            Pháp luật Việt Nam có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ lao động nữ, trong đó có chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản. Theo chính sách lao động hiện hành, từ ngày 01/02/2021 lao động nữ trong thời gian hành kinh (ngày “đèn đỏ”) được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 3 ngày trong một tháng. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Vậy nếu không tuân thủ quy định này, doanh nghiệp có bị phạt hay không?

              Theo điểm a khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 3 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động. Cũng theo điểm c của khoản này trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

              Không thể phủ nhận rằng đây là một chính sách rất nhân văn của các nhà làm luật. Tuy nhiên quy định này có được áp dụng trên thực tế hay không lại là câu chuyện khác. Rất nhiều doanh nghiệp đã không đảm bảo được quyền lợi này cho người lao động nữ, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe, tiến độ công việc của họ.

              Theo điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu “không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.”

              Đây là quy định cần thiết để răn đe các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho người lao động nữ, bởi khi đến những ngày này người phụ nữ thường mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, nôn ói và khó chịu về mặt tâm lý. Việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” rất cần được quan tâm, đặc biệt là các chị em làm việc trong môi trường nóng ẩm, bụi bặm và căng thẳng. Thiết nghĩ trong nội quy làm việc của các doanh nghiệp có thể quy định thêm việc bố trí cho chị em những việc làm nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện sức khỏe trong những ngày “nhạy cảm” này.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    Làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động không?
    Đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên có lẽ đã quá quen với cụm từ “làm việc part time”. Vậy làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động không? Để giải đáp thắc mắc này kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của CNC nhé.
    CÔNG TY CÓ ĐƯỢC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC TRƯỚC THỜI ĐIỂM HỌ XIN NGHỈ KHÔNG?
    Nếu người lao động không đồng ý nghỉ trước thời điểm họ xin nghỉ mà Công ty vẫn ra quyết định cho người lao động nghỉ việc thì thuộc trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với người lao động.
    TOÀN BỘ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM
    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    NHỮNG TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN?
    Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 38 | Hôm nay: 306 | Tổng: 383425
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger