TOÀN BỘ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

0909 642 658 - 0939 858 898
TOÀN BỘ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN LAO ĐỘNG Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

    Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo quy định và nộp tại Tòa án có thẩm quyền.

    Hồ sơ khởi kiện gồm có:

    1. Đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

    2. Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu + Sổ hộ khẩu gia đình;

    3. Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…

    4. Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).

    5. Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,...

    Lưu ý: Nếu các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.

    Bước 2. Tòa án Tiếp nhận hồ sơ khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nếu đơn khởi kiện chưa đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án ra thông báo sữa chữa bổ sung.

    Bước 3. Căn cứ thông báo đóng tiền tạm ứng án phí, cá nhân, tổ chức đến Cơ quan Thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí, sau đó nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng phí cho Tòa án.

    Bước 4: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát. Thời gian giải quyết vụ án được tính từ ngày Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án.

    Bước 5. Tòa án tiến hành giải quyết theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định. Trong bước này tòa án sẽ thực hiện các công việc sau:

    1. Tòa án sẽ triệu tập các bên lên cung cấp bản tự khai.

    2. Tòa án ra thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

    3. Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử. Việc hòa giải ít nhất 02 lần trừ trường hợp đơn sự có yêu cầu không tiến hành hòa giải và đưa vụ án ra xét xử.

    4. Tòa án chuẩn bị xét xử

    Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

    - Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

    - Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

    - Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

    Đưa vụ án ra xét xử.

          Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

    Lưu ý: Khi Toàn án cấp sơ thẩm ban hành quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo các quyết định đó.

    5. Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm:

    Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiếm sát viên.

    Phiên Tòa sơ thẩm diễn ra như sau:

    - Thư ký phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa.

    - Khai mạc phiên tòa.

    - Phần tranh tụng tại phiên tòa bao gồm:

    + Phần trình bày của đương sự tại phiên tòa;

    + Phần hỏi tại phiên tòa;

    + Phần tranh luận tại phiên tòa;

    + Phần phát biểu của kiểm sát viên;

    - Nghị án và tuyên án: 

    + Sau khi kết thúc phần tranh luận của các đương sự và Viện kiểm sát kết thúc phần pháp biểu, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án để xem xét và giải quyết vụ án.

    + Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án kéo dài, nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.

    + Sau khi nghị án xong, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.

    + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

    + Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

    6. Kháng cáo: Khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự,… không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ quyết định trong bản án của Tòa án thì có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản bản của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án.

    Lưu ý: Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

    Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

    7. Kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

    Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

    Như vậy: Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.

    Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    Làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động không?
    Đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên có lẽ đã quá quen với cụm từ “làm việc part time”. Vậy làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động không? Để giải đáp thắc mắc này kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của CNC nhé.
    CÔNG TY CÓ ĐƯỢC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC TRƯỚC THỜI ĐIỂM HỌ XIN NGHỈ KHÔNG?
    Nếu người lao động không đồng ý nghỉ trước thời điểm họ xin nghỉ mà Công ty vẫn ra quyết định cho người lao động nghỉ việc thì thuộc trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với người lao động.
    NHỮNG TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN?
    Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
    LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
    Số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang tăng nhanh, hầu hết là người lao động (NLĐ) có trình độ, tay nghề cao, được cấp phép.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 14 | Hôm nay: 772 | Tổng: 383026
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger