SỬ DỤNG PHÁO NỔ/PHÁO HOA NỔ TRÁI PHÉP SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
SỬ DỤNG PHÁO NỔ/PHÁO HOA NỔ TRÁI PHÉP SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

          Chỉ còn vài ngày nữa là tới tết Nguyên Đán năm 2023, các hành vi sử dụng pháo trái phép cũng có dấu hiệu gia tăng. Vậy người dân được sử dụng những loại pháo nào? Nếu xảy ra việc sử dụng pháo trái phép thì bị xử phạt ra sao?

    Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5  Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.

    (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

    Từ quy định nêu trên có thể thấy việc đốt pháo nổ hoặc pháo hoa nổ là hành vi sử dụng pháo trái phép. Khi bị phát hiện người dân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy vào từng trường hợp cụ thể.

    1. Xử phạt vi phạm hành chính

    Tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;…

    7. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;

    c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.

    8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

    c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.

    Theo đó, sử dụng pháo nổ/pháo hoa nổ trái phép sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số pháo thu được. Tuy nhiên, mức phạt tiền quy định của hai hành vi này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    2. Xử lý hình sự

    Hành vi đốt pháo trái phép có thể cấu thành các tội: Tội gây rối trật tự công cộng hoặc Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Cụ thể:

    - Xử lý theo hành vi gây rối trật tự công cộng

    Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 - 50  triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù.

    - Xử lý theo hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

    Tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm, cao nhất có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

     

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    10 TRƯỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ PHẢI THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI?
    Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 10 trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.
    CHƠI BẦU CUA TÔM CÁ TRONG DỊP TẾT CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
    Bầu cua tôm cá là một trong những hình thức giải trí cá cược với mục đích ăn tiền. Theo quy định pháp luật nêu trên thì cá cược dù được chơi dưới hình thức nào và số tiền tham gia chơi lớn hay nhỏ thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc một trong những loại hình đánh bạc..
    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NHỮNG HÀNH VI CHIA SẺ, LAN TRUYỀN THÔNG TIN GIẢ MẠO, SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG XÃ HỘI?
    Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.
    TRÌNH BÁO LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT SOẠN/VIẾT ĐƠN TRÌNH BÁO
     Đơn trình báo được hiểu là văn được cá nhân, tổ chức sử dụng khi muốn trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra.
    QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC TỐ GIÁC TỘI PHẠM? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VIẾT/SOẠN ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
     Người dân có quyền được tố giác tội phạm, ngoài ra đây cũng là trách nhiệm khi thấy tội phạm cần phải báo cáo tới chính quyền địa phương nơi có hành vi vi phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện ra tội phạm.
    CÁ ĐỘ BÓNG ĐÁ TỪ BAO NHIỀU TIỀN TRỞ LÊN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?
    Người có hành vi đánh bạc trái phép, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 70 | Hôm nay: 772 | Tổng: 383060
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger