10 TRƯỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ PHẢI THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI?

0909 642 658 - 0939 858 898
10 TRƯỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ PHẢI THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI?

    “Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 10 trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án”. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Luật CNC nhé:

    1. Các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại

    Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, thì: "chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết".", cụ thể:

           -Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134).

          - Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135).

         - Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136).

          - Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138).

          - Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139).

          - Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141).

          - Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143).

          - Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155).

           - Trường hợp 9: Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156)

          - Trường hợp 10: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 226).

    2. Khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì xử lý như thế nào?

    Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hậu quả pháp lý khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể như sau:

           - Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;

           - Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

          - Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

    Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 10 trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại.

    Lưu ý: Trong trường hợp bị hại có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nhưng trong quá trình giải quyết vụ án bị hại tự nguyện rút đơn yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại. Do đó, bị hại cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có ý định rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CHƠI BẦU CUA TÔM CÁ TRONG DỊP TẾT CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
    Bầu cua tôm cá là một trong những hình thức giải trí cá cược với mục đích ăn tiền. Theo quy định pháp luật nêu trên thì cá cược dù được chơi dưới hình thức nào và số tiền tham gia chơi lớn hay nhỏ thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc một trong những loại hình đánh bạc..
    SỬ DỤNG PHÁO NỔ/PHÁO HOA NỔ TRÁI PHÉP SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
    Hành vi đốt pháo nổ hoặc pháo hoa nổ là hành vi sử dụng pháo trái phép. Khi bị phát hiện người dân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy vào từng trường hợp cụ thể.
    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NHỮNG HÀNH VI CHIA SẺ, LAN TRUYỀN THÔNG TIN GIẢ MẠO, SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG XÃ HỘI?
    Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.
    TRÌNH BÁO LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT SOẠN/VIẾT ĐƠN TRÌNH BÁO
     Đơn trình báo được hiểu là văn được cá nhân, tổ chức sử dụng khi muốn trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra.
    QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC TỐ GIÁC TỘI PHẠM? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VIẾT/SOẠN ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
     Người dân có quyền được tố giác tội phạm, ngoài ra đây cũng là trách nhiệm khi thấy tội phạm cần phải báo cáo tới chính quyền địa phương nơi có hành vi vi phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện ra tội phạm.
    CÁ ĐỘ BÓNG ĐÁ TỪ BAO NHIỀU TIỀN TRỞ LÊN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?
    Người có hành vi đánh bạc trái phép, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 50 | Hôm nay: 772 | Tổng: 383026
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger