SỬ DỤNG PHÁO NỔ/PHÁO HOA NỔ TRÁI PHÉP SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
SỬ DỤNG PHÁO NỔ/PHÁO HOA NỔ TRÁI PHÉP SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

          Chỉ còn vài ngày nữa là tới tết Nguyên Đán năm 2023, các hành vi sử dụng pháo trái phép cũng có dấu hiệu gia tăng. Vậy người dân được sử dụng những loại pháo nào? Nếu xảy ra việc sử dụng pháo trái phép thì bị xử phạt ra sao?

    Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

    Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5  Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.

    (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).

    Từ quy định nêu trên có thể thấy việc đốt pháo nổ hoặc pháo hoa nổ là hành vi sử dụng pháo trái phép. Khi bị phát hiện người dân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy vào từng trường hợp cụ thể.

    1. Xử phạt vi phạm hành chính

    Tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;…

    7. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;

    c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.

    8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

    c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.

    Theo đó, sử dụng pháo nổ/pháo hoa nổ trái phép sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số pháo thu được. Tuy nhiên, mức phạt tiền quy định của hai hành vi này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    2. Xử lý hình sự

    Hành vi đốt pháo trái phép có thể cấu thành các tội: Tội gây rối trật tự công cộng hoặc Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Cụ thể:

    - Xử lý theo hành vi gây rối trật tự công cộng

    Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 - 50  triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù.

    - Xử lý theo hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

    Tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm, cao nhất có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

     

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI BỊ KẾT ÁN ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO
    Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
    THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
    Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết trong một vụ án cụ thể mà nó sẽ làm giảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong một khung hình phạt.
    CÁC HÌNH PHẠT ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
    Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự thì người dưới 18 tuổi phạm tội có thể bị Toà án áp dụng các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.
    CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
    Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án vụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 84 | Hôm nay: 489 | Tổng: 383610
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger