ĐỨNG XEM ĐÁNH BẠC, ĐÁ GÀ THÌ CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
ĐỨNG XEM ĐÁNH BẠC, ĐÁ GÀ THÌ CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

        Trong thực tế, có nhiều trường hợp không tham gia đánh bạc, đá gà mà chỉ đứng xem. Tuy nhiên, khi công an tiến hành vây bắt thì vẫn bị tạm giữ và tịch thu tài sản trong người tại thời điểm đó. Vậy, chỉ đứng xem đánh bạc, đá gà thì có bị xử lý hình sự hay không?

    Có hai tội danh mà nhiều người thắc mắc, đặt ra trong tình huống trên: tội đánh bạc và tội không tố giác tội phạm, do đó Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam giải đáp như sau:

                Đối với tội danh Đánh bạc, Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

                “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

                Đồng thời, Điều 28 Nghị định 44/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định:

                “Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép

                1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

                2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

                a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

                b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

                c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

                3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

                a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

                b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

                c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

                d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

                đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

                4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

                a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

                b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

                c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

                d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

                Như vậy, việc chỉ đứng xem, không tham gia đánh bạc dưới các hình thức nêu trên, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc.

                Đối với tội Không tố giác tội phạm, Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

                “1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

                Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự, không nằm trong nhóm tội được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14, Điều 389, do đó, người xem đánh bạc, đá gà cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội không tố giác tội phạm. 

                Dù vậy, tại thời điểm công an ập vào, người xem đánh bạc, đá gà vẫn có thể bị công an bắt tạm giữ, tịch thu tài sản đang có trên người để điều tra làm rõ hành vi có tham gia đánh bạc hay không. Nếu thực tế không tham gia đánh bạc, đá gà thì sẽ được trả tự do và trả lại tài sản. Tuy nhiên, việc chứng minh này khá mất thời gian và không hề dễ dàng, do đó, tốt nhất không nên đến các địa điểm đánh bạc, đá gà chỉ vì tò mò.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    10 TRƯỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ PHẢI THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI?
    Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 10 trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.
    CHƠI BẦU CUA TÔM CÁ TRONG DỊP TẾT CÓ BỊ XỬ PHẠT KHÔNG?
    Bầu cua tôm cá là một trong những hình thức giải trí cá cược với mục đích ăn tiền. Theo quy định pháp luật nêu trên thì cá cược dù được chơi dưới hình thức nào và số tiền tham gia chơi lớn hay nhỏ thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc một trong những loại hình đánh bạc..
    SỬ DỤNG PHÁO NỔ/PHÁO HOA NỔ TRÁI PHÉP SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
    Hành vi đốt pháo nổ hoặc pháo hoa nổ là hành vi sử dụng pháo trái phép. Khi bị phát hiện người dân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy vào từng trường hợp cụ thể.
    TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NHỮNG HÀNH VI CHIA SẺ, LAN TRUYỀN THÔNG TIN GIẢ MẠO, SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG XÃ HỘI?
    Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.
    TRÌNH BÁO LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT SOẠN/VIẾT ĐƠN TRÌNH BÁO
     Đơn trình báo được hiểu là văn được cá nhân, tổ chức sử dụng khi muốn trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra.
    QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC TỐ GIÁC TỘI PHẠM? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VIẾT/SOẠN ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
     Người dân có quyền được tố giác tội phạm, ngoài ra đây cũng là trách nhiệm khi thấy tội phạm cần phải báo cáo tới chính quyền địa phương nơi có hành vi vi phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện ra tội phạm.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 29 | Hôm nay: 772 | Tổng: 383026
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger