VƯỢT "ĐÈN VÀNG" – KHI NÀO THÌ BỊ XỬ PHẠT?

0909 642 658 - 0939 858 898
VƯỢT "ĐÈN VÀNG" – KHI NÀO THÌ BỊ XỬ PHẠT?

         1. Vượt đèn vàng bị xử phạt khi nào?

         Ý nghĩa của tín hiệu đèn vàng: là báo hiệu sự thay đổi đèn giao thông từ màu xanh sang màu đỏ để những người tham gia giao thông có thể quan sát, tính toán điều khiển xe an toàn, hợp lý hơn. Tuy nhiên đa phần người lái xe chỉ chú ý đến đền xanh hoặc đèn đỏ mà bỏ qua đèn màu vàng.

         Theo điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định thì: Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

          Như vậy, khi đèn vàng bật lên nếu người điều khiển phương tiện vẫn chưa đi qua khỏi vạch dừng thì phải dừng lại, nếu đã lỡ đi qua khỏi vạch dừng thì được quyền đi tiếp.

          Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019:BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT cũng có giải thích thêm rằng:

          - Tín hiệu đèn vàng được bật lên nhưng phương tiện đã vượt qua vạch dừng hoặc quá gần với vạch dừng nhưng nhận thấy nếu dừng lại xe nguy hiểm cho bản thân và phương tiện khác thì sẽ được đi tiếp.

        - Khi đèn vàng bật chế độ nhấp nháy nghĩa là phương tiện có quyền đi tiếp nhưng người lái cần giảm tốc độ, quan sát kỹ lưỡng, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

         ⇒ Vậy lỗi vượt đèn vàng là lỗi mà người điều khiển phương tiện giao thông khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dừng, theo đó người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

            2. Mức phạt lỗi vượt đèn vàng là bao nhiêu

             - Đối với xe ô tô

            Mức xử phạt được quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

    “ 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

           a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

          Ngoài ra, trong trường hợp này người điều khiển phương tiện giao thông còn có thể bị tước giấy phép lái xe.

           Như vậy đối với xe ô tô mà vượt đèn vàng thì người điều khiển phương tiện ngoài bị xử phạt từ 3 000 000 đồng cho đến 5 000 000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 cho đến 3 tháng.

           Trong trường hợp xe ô tô mà vi phạm lỗi này mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (điểm c khoản 11 điều 5 nghị định này).

            - Đối với xe máy

            Mức xử phạt được quy định tại điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

           “4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

          […] e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”

           Tại điểm b khoản 10 cũng có quy định về hình thức xử phạt bổ sung quy định như sau:

           “10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

           […] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

           Như vậy, tương tự như trường hợp xử phạt với ô tô, thì xe máy cũng bị áp dụng xử phạt với mức phạt tiền là từ 600 000 đồng cho đến 1 000 000 đồng, đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.

             3. Quy định thu giữ xe đối với lỗi vượt đèn vàng?

    – Để đảm bảo việc người vi phạm lỗi thi hành quyết định xử phạt hành chính thì theo đó người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định việc tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ liên quan tới người điều khiển phương tiên nếu vi phạm một trong những lỗi quy định trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    – Căn cứ theo khoản 6; khoản 8 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định cụ thể như sau:

    Đối với trường hợp mà chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức; cá nhân mà vi phạm hành chính thì bị người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ như giấy tờ như bằng lái xe (giấy phép lưu hành phương tiện/giấy tờ khác liên quan phương tiện, tang vật) cho đến lúc người vi phạm thực hiện xong nghĩa vụ trong quyết định xử phạt. Khi tổ chức hoặc cá nhân đó mà không có tất cả các giấy tờ trên thì có thể tạm giữ phương tiện vi phạm.

    Như vậy; đối với trường hợp vượt đèn vàng vẫn có thể bị tạm giữ xe (phương tiện vi phạm), đây là một trong những lỗi được quy định cụ thể trong nghị định 100/2019/NĐ-CP.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CÁCH LÀM LẠI BẰNG LÁI XE MÁY BỊ MẤT NĂM 2023?
    Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
    MỨC PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN KHI LÁI XE NĂM 2023?
    Hiện nay, mức xử phạt về hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô, xe máy đã ở mức rất cao. Tuy nhiên, không ít người vẫn nghĩ rằng nếu đi xe máy có thể uống một chút mà không ảnh hưởng đến việc lái xe của mình. Đến khi bị CSGT kiểm tra, xử phạt mới tá hoả vì mức tiền phạt rất nặng, thậm chí bị tước cả GPLX.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 84 | Hôm nay: 772 | Tổng: 383026
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger