CÔNG TY HỢP DANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP?

0909 642 658 - 0939 858 898
CÔNG TY HỢP DANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP?

         Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.”

           Đặc điểm cơ bản

          a) Thành viên hợp danh và trách nhiệm của thành viên hợp danh

         – Thành viên hợp danh của công ty không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được là thành viên hợp danh của công ty khác, nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh trong công ty (Khoản 1 Điều 180).

        – Các thành viên hợp danh đều là các đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn góp vào công ty nhiều hay ít (Điều 181, Điều 184).

        – Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ tài chính công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty (Điểm đ Khoản 2 Điều 181).

         b) Thành viên góp vốn và trách nhiệm của thành viên góp vốn

         – Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp (Điểm a Khoản 2 Điều 187).

        – Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty (Điểm b Khoản 2 Điều 187).

         c) Tư cách pháp nhân

         Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 177).

         d) Huy động vốn

        Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Khoản 3 Điều 177).
    Công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách: Tăng vốn góp của các thành viên, tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn, vay vốn…

        e) Chuyển nhượng phần vốn góp

        – Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại (Khoản 3 Điều 180).

       – Thành viên góp vốn được chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác (Điểm d Khoản 1 Điều 187).

        f) Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh

        Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác (Khoản 1 Điều 182)



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ?
    Kinh doanh trang thiết bị y tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó ngoài việc đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thì doanh nghiệp còn phải xin cấp phép khi kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc loại mà pháp luật yêu cầu phải xin cấp phép.
    THỦ TỤC TRẢ DẤU CHO CƠ QUAN CÔNG AN KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
    Các trường hợp phải trả lại con dấu cho cơ quan công an được quy định tại Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP như sau:
    KHÔNG CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
    Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 5 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp như sau:
    LUẬT DOANH NGHIỆP 2020: BỎ QUY ĐỊNH VỀ THÔNG BÁO MẪU DẤU DOANH NGHIỆP TRƯỚC KHI SỬ DỤNG
    So với quy định về con dấu tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định: “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
    Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
    BÁN HÀNG ONLINE CÓ CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?
    Theo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BCT thì chỉ có những người thành lập các website thương mại điện tử phải đăng ký kinh doanh, những người bán hàng online đơn thuần trên các website này hoặc trên facebook không phải thực hiện thủ tục này. Tuy nhiên, người bán cũng phải tuân thủ các yêu cầu tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 68 | Hôm nay: 390 | Tổng: 383509
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger