TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

0909 642 658 - 0939 858 898
TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

    Điều 105 BLDS 2015. Tài sản

    1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

         Căn cứ pháp lý:

        – Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

       – Nghị định số: 126/2014/NĐ – CP ngày 31/12/2014

       – Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

         “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

          2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

         – Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

        – Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản riêng khác của vợ chồng như sau:

          1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

          2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

          3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

         → Vợ chồng có quyền, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của minh; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
    Ly hôn có yếu tố nước ngoài phức tạp hơn ly hôn giữa các công dân Việt Nam. Bởi lẽ đây là mối quan hệ có yếu tố nước ngoài, nên chính vì vậy luật pháp áp dụng trong trường hơp này cũng sẽ khác với ly hôn đơn thuần.
    NHẬN CON NUÔI TRÊN 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
    Việc nhận con nuôi đang diễn ra rất phổ biến nhất là đối với những cặp vợ chồng không có con cái. Họ luôn tìm kiếm một người con để có thể nuôi dưỡng, chăm sóc và nương nhờ. Pháp luật có hạn chế về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
    NGƯỜI NHẬN CON NUÔI PHẢI ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
    Hiện nay nhu cầu nhận con nuôi ngày càng tăng bởi rất nhiều lý do:
    CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Điều 128 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài như sau:
    NHỮNG GIẤY TỜ CẦN THIẾT KHI ĐĂNG KÝ KHAI SINH CHO CON?
    Khai sinh là một sự kiện hộ tịch bắt buộc phải được đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân khi sinh ra. Do đó, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con theo đúng quy định của pháp luật.
    NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
    Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 4 | Hôm nay: 674 | Tổng: 401120
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger