QUY ĐỊNH VỀ BÍ MẬT KINH DOANH

0909 642 658 - 0939 858 898
QUY ĐỊNH VỀ BÍ MẬT KINH DOANH

             Đối với một số công ty lớn, việc bảo vệ bí mật kinh doanh của mình là một hoạt động mang tính sống còn đối với sản phẩm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ có cách thức bảo vệ bí mật kinh doanh của riêng mình. Ví dụ như công thức pha chế nước uống Coca- Cola được giữ trong kho bảo đảm tại Ngân hàng Tín thác ở Atlanta, kho này chỉ có thể được mở khi có Nghị quyết của Ban Giám đốc công ty. Bất cứ thời điểm nào cũng chỉ có hai người trong công ty biết được công thức này, danh tính của họ không được công bố và họ cũng không được phép bay trên cùng một chuyến bay. Hay công thức chế biến cà phê Trung Nguyên cũng được bảo vệ khá kỹ, Tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết, từng công đoạn, từ hương liệu, nhiệt độ cho tới khâu tẩm ướp nguyên liệu được giao cho nhiều người nắm giữ. Ban đầu, vị giám đốc này chịu trách nhiệm quản lý công đoạn quan trọng nhất trong 7 bước chế biến, song công việc ngày càng bận rộn, ông phải lựa chọn người có uy tín để chuyển giao. Mặc dù đã được cất giấu và bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng những bí mật kinh doanh này vẫn bị kẻ xấu đào bới, ăn cắp nhằm trục lợi cho bản thân, triệt hạ đối thủ kinh doanh, và cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì vậy mà việc bảo vệ bí mật kinh doanh ngày càng quan trọng và được luật pháp các quốc gia quy định chặt chẽ. Việc bảo vệ bí mật kinh doanh theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định như sau:

         Theo khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định bí mật kinh doanh là "là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh".

     

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

          Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ là: 

    "1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

    2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

    3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được."

           Tiếp đó Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh bao gồm:

         "1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

         a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

        b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

        c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

        d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

        đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

        e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

        2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh."



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 14 | Hôm nay: 772 | Tổng: 383026
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger