NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHẢI LÀ CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHẢI LÀ CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

          Theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

          ".... Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

         Bài viết này chủ yếu phân tích về trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân. Đây là một quy định mới được bổ sung vào Bộ luật dân sự 2015. Với quy định trên, đối tượng không là cá nhân thì có quyền hưởng di sản, nhưng quyền này chỉ hình thành trên cơ sở di chúc. Đồng nghĩa với việc, so với cá nhân, quyền thừa kế của đối tượng không là cá nhân rất hẹp, đối tượng này chỉ có thể hưởng di sản thông qua di chúc.

           Vậy người thừa kế không phải cá nhân thì có cần là pháp nhân hay không?

         Bộ luật dân sự 2015 không quy định rõ "người thừa kế không là cá nhân" gồm những ai, nhưng Điều 631 cho thấy đối tượng này có thể là "cơ quan, tổ chức được hưởng di sản". Với quy định trên, pháp nhân hoàn toàn có thể là người thừa kế, hoàn toàn có năng lực pháp luật hưởng di sản thừa kế khi không có luật nào quy định khác. Đồng thời, quy định trên chỉ ghi nhận khả năng hưởng di chúc của "cơ quan, tổ chức" nên có thể hiểu rằng người được hưởng di sản theo di chúc không nhất thiết phải là pháp nhân và "cơ quan, tổ chức" không có tư cách pháp nhân cũng có thể hưởng di sản theo di chúc.

           Ngoài ra, cần lưu ý về thời điểm tồn tại của người thừa kế không phải là cá nhân, đó là "phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế", việc này sẽ tránh được tài sản vắng chủ, nhưng đồng thời cũng hạn chế khả năng người để lại di chúc cho cơ quan, tổ chức hình thành trong tương lai, nhất là khi cơ quan, tổ chức đó sinh ra vì lợi ích cộng đồng.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGƯỜI LẬP DI CHÚC CÓ QUYỀN ĐƯỢC DÀNH MỘT PHẦN DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG HAY KHÔNG?
    Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do quyết định của người dân nên tại Điều 645 BLDS 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng.
    AI KHÔNG ĐƯỢC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC DI CHÚC?
    Để một di chúc có giá trị pháp lý, không bị vô hiệu thì ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung của di chúc thì việc công chứng, chứng thực di chúc cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng được công chứng, chứng thực di chúc, Điều 637 Bộ luật dân sự 2015 quy định người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau:
    CÓ ĐƯỢC QUYỀN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HỦY BỎ DI CHÚC HAY KHÔNG?
    D chúc là là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Chính vì vậy mà được quyền tự do sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc của mình.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 25 | Hôm nay: 933 | Tổng: 384054
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger