MỘT NGƯỜI ĐÃ VIẾT DI CHÚC CÓ ĐƯỢC QUYỀN THAY ĐỔI DI CHÚC ĐÃ VIẾT HAY KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
MỘT NGƯỜI ĐÃ VIẾT DI CHÚC CÓ ĐƯỢC QUYỀN THAY ĐỔI DI CHÚC ĐÃ VIẾT HAY KHÔNG?

               Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương và là quyền của chủ sở hữu thể hiện ý chí của người để lại di sản lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Di chúc chỉ có hiệu lực thi hành sau người lập di chúc chết. Vì vậy, khi còn sống người để lại di sản không bị ràng buộc bởi di chúc đã lập và có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc đã lập bằng một di chúc khác lập ra sau đó hoặc có quyền huỷ bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào.

                "Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

                1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

                2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

                3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ."

                Sửa đổi di chúc là việc người để lại di sản thay đổi một phần nội dung quyết định của mình trong bản di chúc trước đó. Thông thường, việc sửa đổi di chúc đã lập được biểu hiện ở việc sửa đổi người được hưởng thừa kế, hoặc sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế. Trong trường hợp người để lại di sản sửa đổi di chúc, thì phần của di chúc không bị sửa đổi và phần di chúc lập sau sửa đổi di chúc cũ đều có giá trị pháp lý.

                Bổ sung di chúc là việc người để lại di sản thêm vào nội dung di chúc đã lập một nội dung mới, có thể là bổ sung người được hưởng thừa kế theo di chúc, hoặc bổ sung nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện,… Nếu người để lại di sản bổ sung di chúc, mà phần di chúc bổ sung hợp pháp, thì di chúc đã lập và được bổ sung đều có giá trị pháp lý như nhau. Cần chú ý là, nếu phần di chúc đã lập trước đó và phần di chúc bổ sung có nội dung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần di chúc bổ sung có hiệu lực pháp lý.

                Thay thế di chúc là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế hoàn toàn di chúc cũ vì họ cho rằng, những quyết định của họ trước đây không còn phù hợp với ý chí của họ nữa. Do đó, di chúc trước sẽ không còn giá trị pháp lý vì chính người để lại di sản huỷ bỏ. Việc thay thế di chúc có thể là người để lại di sản viết một di chúc khác, hoặc huỷ bỏ hoàn toàn việc lập di chúc.

                Từ những phân tích trên cho thấy, người để lại di sản phải ghi rõ thời gian lập di chúc để làm cơ sở xác định phần di chúc nào lập sau sẽ là phần di chúc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc lập trước. Nội dung phần di chúc sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế phải phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự về di chúc hợp pháp.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC QUẢN LÝ DI SẢN THỪA KẾ?
    Khi một người thân trong gia đình qua đời, không nhất thiết những người thừa kế phải phân chia di sản thừa kế ngay. Để quản lý di sản trong thời gian chưa chia, vấn đề quản lý di sản đã được pháp luật dự liệu.
    KHI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀM NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN, THÌ NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN CÓ NGHĨA VỤ GÌ?
    Nghĩa vụ của người quản lý di sản được quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2015
    CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN
    Cùng với việc thực hiện những nghĩa vụ theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định các quyền của người quản lý di sản tại Điều 618.
    NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN CÓ THỂ LẬP DI CHÚC MIỆNG HAY KHÔNG? NẾU CÓ THÌ DI CHÚC MIỆNG PHẢI TUÂN THỦ NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
    Pháp luật cho phép một người có thể lập di chúc miệng nhưng rất hãn hữu, được thực hiện trong hoàn cảnh đặc biệt. Có những trường hợp như tính mạng của một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc do một nguyên nhân nào khác khiến cho người đó không thể hoặc không có điều kiện lập di chúc bằng văn bản thì người để lại di sản có thể lập di chúc miệng theo quy định tại Điều 627, Điều 629 Bộ luật dân sự 2015.
    NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CÓ QUYỀN LẬP DI CHÚC KHÔNG?
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, thì người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi được quyền viết di chúc để định doạt tài sản thoạt quyền sở hữu của mình.
    LẬP DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG CẦN PHẢI TUÂN THỦ NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
    Khi viết di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, người lập di chúc cần lưu ý ngoài việc tuân thủ điều kiệu hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc và ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, người để lại di sản lập di chúc còn phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 5 | Hôm nay: 687 | Tổng: 398621
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger