KHI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀM NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN, THÌ NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN CÓ NGHĨA VỤ GÌ?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀM NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN, THÌ NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN CÓ NGHĨA VỤ GÌ?

              Nghĩa vụ của người quản lý di sản được quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2015

                “Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

                1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

                a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

                b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

                c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

                d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

                đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

                2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

                a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

                b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

                c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

                d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

                Qua đó có thể thấy, người quản lí di sản thừa kế có nghĩa vụ bảo quản tài sản, không làm hư hỏng, mất mát tài sản và không có quyền định đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Việc định đoạt những tài sản đó thuộc về những người thừa kể. Nếu xảy ra thiệt hại trong phạm vi nghĩa vụ của mình thì phải bồi thường thiệt hại.

                Người quản lí di sản có quyền quản lí trong một thời gian nhất định theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của những người thừa kế. Trong trường hợp người lập di chúc chỉ định người quản lí di sản thì người này sẽ quản lí đến khi nào tất cả những người thừa kế yêu cầu chuyển di sản để họ chia nhau, người quản lí di sản phải giao lại theo yêu cầu của họ. Mục đích cử người quản lí di sản là để tránh sự mất mát, hư hỏng và có người bảo quản tài sản khỉ chưa chia.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGƯỜI LẬP DI CHÚC CÓ QUYỀN ĐƯỢC DÀNH MỘT PHẦN DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG HAY KHÔNG?
    Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do quyết định của người dân nên tại Điều 645 BLDS 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng.
    AI KHÔNG ĐƯỢC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC DI CHÚC?
    Để một di chúc có giá trị pháp lý, không bị vô hiệu thì ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung của di chúc thì việc công chứng, chứng thực di chúc cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng được công chứng, chứng thực di chúc, Điều 637 Bộ luật dân sự 2015 quy định người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau:
    CÓ ĐƯỢC QUYỀN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HỦY BỎ DI CHÚC HAY KHÔNG?
    D chúc là là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Chính vì vậy mà được quyền tự do sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc của mình.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 29 | Hôm nay: 875 | Tổng: 383996
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger