DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT LÀ GÌ?

0909 642 658 - 0939 858 898
DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT LÀ GÌ?

          Doanh nghiệp chế xuất không phải là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

          Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT) thì doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCX hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong KCN, KKT; doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.

         Như vậy, Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng cho mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 100% hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất sản xuất phải xuất khẩu ra nước ngoài và phải khai báo với cơ quan Hải quan.

         Doanh nghiệp chế xuất luôn được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến khích. Thuế Giá trị gia tăng (VAT) không áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất.

          ⇒ Có thể thấy Doanh nghiệp chế xuất được hưởng khá nhiều chính sách ưu đãi theo quy định của Pháp luật Việt Nam.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐẠI DIỆN TRONG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Dân sự 2015: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
    THẾ NÀO LÀ TÊN TRÙNG VÀ TÊN GÂY NHẦM LẪN?
    Theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định như sau:
    TÀI SẢN GÓP VỐN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP?
    1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
    CÔNG TY HỢP DANH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP?
    Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: “Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.”

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 44 | Hôm nay: 489 | Tổng: 383610
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger