Vừa qua, Luật sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp 2020 đã được thông qua và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2025. Theo đó, Luật sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi. Vậy Chủ sở hữu hưởng lợi là ai và được quy định như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Chủ sở hữu hưởng lợi là ai?
Trước đây, khái niệm Chủ sở hữu hưởng lợi đã có trong Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 (hiệu lực từ 01/03/2023). Cụ thể là tại Khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau: “Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý.”
Mới đây nhất, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa khái niệm Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp vào quy định. Cụ thể tại điểm d Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung khoản 35 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: “35. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.”
Theo quy định trên, Chủ sở hữu hưởng lợi là một trong những đối tượng sau:
– Cá nhân sở hữu thực tế vốn điều lệ.
– Cá nhân có quyền chi phối đối với doanh nghiệp.
Việc bổ sung đối tượng này vào quy định của Luật Doanh nghiệp nhằm loại bỏ những lỗ hổng pháp lý mà các cá nhân/cổ đông ẩn danh có thể lợi dụng để thao túng doanh nghiệp, trốn thuế hoặc rửa tiền.
Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi doanh nghiệp
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 168/2025/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hướng dẫn chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là cá nhân đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Cá nhân sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp từ 25% vốn điều lệ hoặc 25% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của doanh nghiệp;
Cá nhân sở hữu gián tiếp ở đây là cá nhân sở hữu từ 25% vốn điều lệ hoặc 25% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của doanh nghiệp thông qua tổ chức khác (trung gian).
- Cá nhân có quyền chi phối việc thông qua ít nhất một trong các vấn đề sau:
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên; người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp;
+ Sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
Trách nhiệm của doanh nghiệp về thông tin chủ sở hữu hưởng lợi
Về trách nhiệm cụ thể của doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã đưa ra những quy định có hệ thống và bắt buộc doanh nghiệp có trách nhiệm như sau:
- Thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp khi được yêu cầu (Khoản 2 Điều 1 Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2025)
- Kê khai thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi và thông tin để xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (Điều 18 Nghị định 168/2025/NĐ-CP)
- Lưu giữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (Điều 19 Nghị định 168/2025/NĐ-CP)
Và doanh nghiệp vào từng thời điểm sẽ có những trách nhiệm cụ thể như sau:
Đối với những doanh nghiệp thành lập trước 01/7/2025:
Theo Điều 3 Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung 2025 quy định thì đối với doanh nghiệp được đăng ký thành lập trước thời điểm 01/7/2025 thì việc bổ sung thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có), thông tin để xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có) được thực hiện đồng thời tại thời điểm doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gần nhất, trừ trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu bổ sung thông tin sớm hơn.
Đối với những doanh nghiệp thành lập từ 01/7/2025:
- Tại thời điểm đăng ký thành lập: Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi ngay trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ban đầu. Cụ thể trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm cả danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có) để tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. (Khoản 3,7, 8, 9, 10 Điều 1 Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2025)
- Trong quá trình hoạt động: Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán (Khoản 13 Điều 1 Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2025)
Ý nghĩa của việc quy định về chủ sở hữu hưởng lợi
Quy định chủ sở hữu hưởng lợi mang lại những ý nghĩa như sau:
- Giúp minh bạch hóa cấu trúc sở hữu và điều hành doanh nghiệp. Khi các cổ đông thật sự, người hưởng lợi chính được kê khai rõ ràng, mọi bên liên quan (cổ đông nhỏ, đối tác, nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan quản lý) đều biết ai là người quyết định cuối cùng, tránh tình trạng chủ thực sự ẩn sau nhiều lớp giấy phép hay người đại diện.
- Ngăn chặn rửa tiền, trốn thuế. Nhờ việc minh bạch về người hưởng lợi thực sự nên việc kê khai thuế, phân chia lợi nhuận diễn ra minh bạch hơn.
- Tăng cường trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp. Khi thông tin về người kiểm soát doanh nghiệp được công bố, trách nhiệm của người đại diện pháp luật và ban lãnh đạo công ty được tăng cường.
- Đáp ứng yêu cầu của ngân hàng, tổ chức tín dụng khi xác minh khách hàng doanh nghiệp. Việc minh bạch về thông tin chủ sở hữu thực sự giúp các tổ chức tài chính xác định được ai là người thực sự có quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng lợi nhuận từ các giao dịch.
- Tạo điều kiện thuận lợi khi doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế. Các quy định liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam trong triển khai hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền. Hiện nay, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã có các quy định về chủ sở hữu hưởng lợi, việc tuân thủ quy định này giúp doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu và tọa được dựng niềm tin và sự uy tín khi tham gia thị trường quốc tế.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 3: 98S Trần Đại Nghĩa, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898
Website: luatsugioitphcm.vn - luatsugioitphcm.com.vn
Email: luatsucncvietnam@gmail.com