XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN?

0909 642 658 - 0939 858 898
XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN?

           Sau khi kết hôn, nhiều cặp vợ chồng còn lúng túng trong việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng. Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là rất quan trọng trong trường hợp chẳng may có tranh chấp tài sản giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa vợ chồng với người thứ ba nào đó; hoặc đơn giản là việc vợ, chồng muốn xác định tài sản chung, tài sản riêng để có cơ sở thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; hoặc thường gặp nhất là để giải quyết vấn đề tài sản khi vợ chồng ly hôn,... Vậy dựa vào căn cứ nào để xác định nguồn gốc của tài sản là chung hay riêng, kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

         1. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định như thế nào?

        Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

       Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

         Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

         Căn cứ theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

         "Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

         - Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng;

         - Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;

         - Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật."

          Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

         "- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;

          - Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng."

        Như vậy, những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp quy định là tài sản riêng) thì được xem là tài sản chung của vợ chồng. Do đó khi muốn xác định một tài sản là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì anh/chị và các bạn có thể đối chiếu với quy định nêu trên. Về nguyên tắc, trong trường hợp anh/chị và các bạn không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

         2. Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định như thế nào?

         Theo quy định tài điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tài sản riêng của vợ, chồng bảo gồm:

        " - Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;

        - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện thwo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."

        Tài sản riêng khác của vợ, chồng được quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP bao gồm:

        " - Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ;

         - Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;

         - Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng."

         Như vậy, những tài sản được xem là tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, những tài sản mà vợ chồng được cho, tặng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, có bằng chứng hợp pháp, thông qua hợp đồng tặng cho, có chứng từ về phân chia di sản thừa kế, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với tài sản, và trước đó không có thỏa thuận để được coi là tài sản chung, tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án. Do đó, nếu có tranh chấp tài sản xảy ra hoặc khi vợ chồng muốn phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi giải quyết tài sản khi ly hôn thì anh/chị và các bạn có thể đối chiều với quy định nêu trên để xác định đâu là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Trên thực tế, tình trạng nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không phải là chuyện hiếm, và tất nhiên có nam nữ Việt Nam sống chung với nhau như vợ chồng thì cũng sẽ có trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
    TRẢ LỜI MỘT SỐ VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CHIA TÀI SẢN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI SỐNG CHUNG NHƯ VỢ CHỒNG TRƯỚC NGÀY 03/01/1987
    Chào Luật sư, tôi đang có vướng mắc về vấn đề này mà không biết hỏi ai, mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi chân thành cảm ơn:
    CHỦ THỂ NÀO ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI?
    Không phải bất cứ mọi trẻ em đều được nhận làm con nuôi, mà người được nhận nuôi cũng phải đáp ứng một số tiêu chí.
    THỨ TỰ ƯU TIÊN LỰA CHỌN GIA ĐÌNH THAY THẾ TRONG VIỆC NUÔI CON NUÔI?
    Nuôi con nuôi là quan hệ thể hiện tính nhân đạo sâu sắc và lòng thương yêu đối với người được nhận nuôi. Nên việc lựa chọn một gia đình thay thế phù hợp với người được nhận nuôi cũng rất quan trọng, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy mà pháp luật cũng quy định thứ tự ưu tiên lựa chọn thay thế nhằm có sự cân nhắc.
    CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI?
    Điều 9 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi như sau:
    CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI?
    Điều 9 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 45 | Hôm nay: 489 | Tổng: 383610
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger