CÓ ĐƯỢC LY HÔN VỚI CHỒNG HOẶC VỢ ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ GIAM KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
CÓ ĐƯỢC LY HÔN VỚI CHỒNG HOẶC VỢ ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ GIAM KHÔNG?

           1. Ly hôn là gì?

                 Khi hai vợ chồng không còn tình cảm với nhau thì cả hai có thể yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì người còn lại có thể đơn phương ly hôn, lúc đó Tòa án sẽ giải quyết ly hôn nếu đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy đặt ra trường hợp nếu chẳng may vợ hoặc chồng phạm tội hình sự và đang chấp hành hình phạt tù thì người còn lại có được quyền ly hôn không? Hoặc trường hợp cả vợ và chồng đều mong muốn ly hôn thì liệu có thực hiện được hay không?

          2. Điều kiện để ly hôn

          Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

         Vậy quyền ly hôn có bị hạn chế hoặc bị cấm đối với người đang chấp hành hình phạt tù hay không?

          Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người đang chấp hành hình phạt tù bị tước một số quyền công dân trong những trường hợp sau:

    “1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

    a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

    b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

    2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”

    Ngoài bị tước những quyền công dân theo quy định nêu trên thì người đang chấp hành hình phạt tù bị hạn chế nhiều quyền lợi khác như:

    - Hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú theo Hiến pháp năm 2013;

    - Không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020;

    - Bị hạn chế quyền lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019;

    - Bị tước quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

    Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy rằng người đang chấp hành hình phạt tù sẽ bị tước và bị hạn chế một số quyền công dân. Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định nào tước, hạn chế hoặc cấm người đang chấp hành hình phạt tù không được ly hôn. Do đó, khi chẳng may một bên vợ hoặc chồng đang chấp hành phạt tù mà người còn lại muốn ly hôn hoặc cả hai đều có nguyện vọng được ly hôn thì hoàn toàn có thể nộp đơn ra Tòa án để giải quyết ly hôn nếu không thuộc trường hợp cấm ly hôn theo điểm a Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về ly hôn giả tạo.

     Và đồng thời, nếu người yêu cầu ly hôn là người chồng thì phải không thuộc trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, vì pháp luật không cho phép người chồng ly hôn trong trường hợp này.

    3. Trình tự, thủ tục thuận tình ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù

             Trường hợp người vợ hoặc người chồng đang chấp hành hình phạt tù mà cả hai đều có mong muốn ly hôn, cả hai vợ chồng đều thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề liên quan đến việc chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục conthì có thể thực hiện thủ tục ly hôn. Thủ tục thuận tình ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù cũng tương tự như thủ tục ly hôn với các cặp vợ chồng khác. Chỉ cần chú ý bổ sung thêm các văn bản liên quan đến việc vợ/chồng đang chấp hành hình phạt tù, chuẩn bị thêm đơn đề nghị giải quyết ly hôn vắng mặt do người đang chấp hành án thì không thể tham gia phiên tòa. Đồng thời nếu cả hai vợ chồng đã suy nghĩ kỹ lưỡng thì có thể làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải để vụ việc có thể được giải quyết nhanh hơn. Khi đó hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục thực hiện như sau:

             Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    - Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do cả hai vợ chồng ký tên;

    - Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;

    - Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu của vợ và chồng;

    - Bản sao giấy khai sinh của con chung;

    - Văn bản liên quan đến việc đang thụ án tù giam của vợ/chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù).

    - Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải nếu một bên không muốn thực hiện thủ tục hòa giải;

    - Đơn đề nghị giải quyết ly hôn vắng mặt (do người đang chấp hành án không thể tham gia phiên tòa).

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ xin ly hôn, người vợ tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến Tòa án nhân dân nơi cư trú của vợ hoặc nơi cư trú cuối cùng của chồng trước khi đi tù. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp qua đường bưu điện.

    Bước 3: Thụ lý hồ sơ và giải quyết ly hôn

    - Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ Thẩm phán tiến hành thụ lý đơn yêu cầu và thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

    - Sau khi nộp tiền tạm ứng án phì và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thì Tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý vụ án.

    -Thời gian giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khoảng từ 04 đến 06 tháng.

            4. Trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương với người đang chấp hành hình phạt tù

    Trường hợp vợ/chồng đang chấp hành hình phạt tù không đồng ý ly hôn thì người còn lại có quyền đơn phương ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc: “vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định như thế nào là “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Nhưng tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao quy định và hướng dẫn khá chi tiết về các tình tiết này. Theo tinh thần tại Mục số 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì:

    - “ Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

    -Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

            Như vậy, đối với trường hợp đơn phương ly hôn, một bên vợ hoặc chồng nộp đơn khởi kiện ly hôn phải có nghĩa vụ nộp thêm các chứng cứ, tài liệu chứng minh cuộc hôn nhân đã rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được để Tòa án có căn cứ giải quyết vụ án. Khi đó, vợ/chồng phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thực hiện như sau:

             Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    - Đơn khởi kiện ly hôn;

    - Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;

    - Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Sổ hộ khẩu của vợ và chồng;

    - Bản sao giấy khai sinh của con chung;

    - Văn bản liên quan đến việc đang thụ án tù giam của chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù);

    - Đơn đề nghị không tiến hành hòa giải nếu một bên không muốn thực hiện thủ tục hòa giải;

    - Đơn đề nghị giải quyết ly hôn vắng mặt (do người đang chấp hành án không thể tham gia phiên tòa);

    - Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cuộc hôn nhân đã rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được (nếu có).

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ xin ly hôn, người vợ/chồng tiến hành nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương đến Tòa án nhân dân nơi cư trú cuối cùng của người chồng hoặc người vợ trước khi người đó đi tù. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp qua đường bưu điện.

    Bước 3: Thụ lý hồ sơ và giải quyết ly hôn

    - Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện ly hôn, nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ Thẩm phán tiến hành thụ lý đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

    - Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thì Tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý vụ án.

    - Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ ủy thác tư pháp cho công an địa phương nơi có trại giam mà người chồng hoặc người vợ đang bị giam giữ để phối hợp thực hiện thủ tục pháp lý cần thiết cho vụ án ly hôn như: lấy lời khai của người chồng/vợ đang chấp hành hình phạt tù cũng như ý kiến về việc xét xử vắng mặt họ. Trong trường hợp một bên vợ/chồng không muốn hòa giải thì có thể làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải khi giải quyết vụ án ly hôn theo Khoản 4 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

    - Thời gian giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên là khoảng từ 06 đến 08 tháng.

    Kết luận: Như vậy không có quy định nào tước, hạn chế hoặc cấm người đang chấp hành hình phạt tù ly hôn. Dó đó, nếu vợ hoặc chồng đang chấp hành án tù giam mà cả hai vợ chồng có nguyện vọng ly hôn hoặc người còn lại muốn ly hôn thì hoàn toàn có thể nộp đơn ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, việc giải quyết sẽ khó khăn hơn, vì người đang chấp hành hình phạt tù sẽ không thể trực tiếp đến Tòa án để tham gia giải quyết vụ việc được mà Tòa án phải ủy thác tư pháp cho bên thứ ba là công an địa phương nơi người chồng hoặc người vợ bị giam giữ để lấy lời khai. Do đó thời gian giải quyết có thể lâu hơn những vụ án ly hôn thông thường.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
    Giám đốc thẩm: là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
    THẾ NÀO LÀ KIẾN NGHỊ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KIẾN NGHỊ?
    Khi người dân có vấn đề gì cần trình bày, cần ý kiến, cần cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết thì có thể viết/soạn đơn kiển nghị và gửi đến cơ quan đó để được xem xét giải quyết
    HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN
    Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp phạm của mình bị xâm phạm thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    HƯỚNG DẪN KHÁNG CÁO VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KHÁNG CÁO TRONG DÂN SỰ
    Khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự,… không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ quyết định trong bản án của Tòa án thì có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản bản của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án.
    NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI SỔ HỘ KHẨU GIẤY BỊ “KHAI TỬ”
      Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Do đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31-12-2022.
    LÝ LỊCH TƯ PHÁP LÀ GÌ? LÝ LỊCH TƯ PHÁP ĐỂ LÀM GÌ VÀ XIN CẤP Ở ĐÂU?
    Lý lịch tư pháp được hiểu là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 24 | Hôm nay: 1044 | Tổng: 384165
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger