Vợ chồng cùng tạo lập công ty trách nhiệm hữu hạn khi ly hôn chia như thế nào??

0909 642 658 - 0939 858 898
Vợ chồng cùng tạo lập công ty trách nhiệm hữu hạn khi ly hôn chia như thế nào??

    vo chong cung tao lap cong ty tnhh khi ly hon chi nhu the nao (1)

    Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một trong những tranh chấp thường gặp và phức tạp khi giải quyết ly hôn của vợ chồng. Trong đó, vợ chồng cùng tạo lập công ty trách nhiệm hữu hạn trong thời kỳ hôn nhân thì việc xử lý tài sản chung này của vợ chồng khi ly hôn xảy ra tương đối phổ biến và có rất nhiều thắc mắc hiện nay. Bài viết dưới đây của Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giải đáp vấn đề trên cho Quý anh chị và các bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

    Tài sản trong công ty mà vợ chồng tạo lập có được phân chia khi ly hôn không?

    Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định điều kiện để một tổ chức được xem là pháp nhân bao gồm: (1) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; (2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 46 quy định về Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy  chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Như vậy, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một pháp nhân mà tài sản của pháp nhân thì tách bạch, độc lập với tài sản cá nhân nên mặc dù hai vợ chồng cùng tạo lập công ty nhưng cần hiểu rằng tài sản này đã là tài sản của pháp nhân, không còn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nên khi ly hôn vợ chồng không có quyền yêu cầu chia tài sản của Công ty.

    Tại Điều 81 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản của pháp nhân như sau: Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”. Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy phần vốn đã góp vào công ty là tài sản của pháp nhân, không còn là tài sản riêng của cá nhân người góp vốn nữa nên phần tài sản đã góp vào công ty không được đem chia khi giải quyết ly hôn. Chỉ khi doanh nghiệp giải thể thì thành viên công ty mới được chia một phần tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp. Quy định này hoàn toàn phù hợp vì nếu công ty đang hoạt động kinh doanh bình thường mà phân chia tài sản trong công ty thì có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, khi Công ty hoạt động có lợi nhuận thì người vợ hoặc người chồng có quyền yêu cầu chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung năm 2025, cụ thể điều khoản này quy định quyền của thành viên công ty như sau: c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”. Điều này có thể hiểu, lợi nhuận mà vợ chồng có được từ hoạt động kinh doanh là tài sản chung của vợ chồng và người vợ hoặc người chồng có thể yêu cầu chia lợi nhuận này khi ly hôn.

    Mặt khác, nếu phần vốn góp vào công ty được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân thì có thể hiểu phần vốn góp này cũng là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, nếu khi giải quyết ly hôn phần vốn góp nếu đã được hoàn trả lại theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty hay được Công ty mua lại hoặc đã được chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu chia phần vốn góp này hay nói cách khác là được chia số tiền từ việc hoàn trả/chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty.

    vo chong cung tao lap cong ty tnhh khi ly hon chi nhu the nao (2)

    Nguyên tắc phân chia tài sản

    Việc phân chia tài sản là phần vốn góp, lợi nhuận trong công ty trước hết để các bên tự thỏa thuận nếu không thoả thuận được thì có thể yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết.

    Khi chia tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi, tuy nhiên có dựa theo các yếu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng.

    Khi phân chia tài sản chung là phần vốn góp trong công ty TNHH thì Toà án cũng xem xét đến công sức đóng góp, tạo dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung đó và cả việc có đảm bảo quyền lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp. Cụ thể: Trường hợp vợ chồng mở công ty nhưng người chồng hoặc vợ mới là người tham gia điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty thì người chồng hoặc người vợ tham gia điều hành công ty có thể được phân định nhận toàn bộ phần vốn góp trong công ty và thanh toán giá trị cho bên kia theo quy định tài Điều 64 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

    Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác."

    Trường hợp cả hai vợ chồng đều có công sức đóng góp vào việc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của công ty thì Tòa án cũng sẽ cân nhắc đến nguyện vọng của các bên để giải quyết. Thường sẽ động viên người này chuyển nhượng phần vốn góp cho người kia hoặc chuyển nhượng cho người khác có nhu cầu để nhận lại giá trị phần vốn góp vì khi đã ly hôn rất khó để cả hai người cùng tiếp tục điều hành, quản lý công ty. Trường hợp không tự phân định được tòa án sẽ cân nhắc nhiều yếu tố để giải quyết cho phù hợp với điều kiện, nguyện vọng của các bên và theo quy định của pháp luật đồng thời việc phân chia này phải trên cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho công ty phát triển, hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng nhất có thể.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 3: 98S Trần Đại Nghĩa, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioitphcm.vn - luatsugioitphcm.com.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
    Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là mối quan hệ đặc biệt giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, chính vì vậy mà pháp luật cũng đã quy định quyền và nghĩa vụ riêng biệt cho mối quan hệ và giữa hai chủ thể đặc biệt này.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHỜ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
    Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ thì bên nhờ mang thai hộ cũng phải có các quyền và nghĩa vụ của họ để giúp đỡ bên mang thai hộ cũng như để đảm bảo việc nhận con.
    GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN, MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
    Ngoài biện pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì các cặp vợ chồng khó có con còn có thể sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cả hai biện pháp này đều được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự. Chính vì vậy mà không thể tránh khỏi những tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ xảy ra trong quan hệ dân sự này.
    HÀNH VI VI PHẠM VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ MANG THAI HỘ SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
    Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của đôi bên cũng như sự hướng dẫn của các bác sĩ, bệnh viện, quy trình của các cơ sở y tế có thẩm quyền.
    PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
    Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế, càng nhiều công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tạo thành các cá nhân nhiều quốc tịch, đa văn hóa, trở thành cầu nối giữa văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng nghĩa với đó là có nhiều vấn đề, giao dịch xung quanh mối quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài này cần được điều chỉnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các nước liên quan.
    ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo nguyên tắc thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ khi phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 25 | Hôm nay: 520 | Tổng: 500575
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger