VÌ SAO TIKTOKER NỜ Ô NÔ BỊ XỬ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
VÌ SAO TIKTOKER NỜ Ô NÔ BỊ XỬ PHẠT 7,5 TRIỆU ĐỒNG?

            Những ngày qua, Tiktoker Nờ ô Nô trở thành nhân vật chính trong làn sóng tẩy chạy của cộng đồng mạng xã hội khi đăng video với nội dung “Người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó”. Video được nhận định là có nội dung phản cảm, không tôn trọng người già, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ngày 29/11/2022 Tiktoker này bị Chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lập Biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt là 7,5 triệu đồng.

            Để hiểu rõ hơn về căn cứ xử phạt đối với với hành vi của Tiktoker này, chúng tôi xin được viễn dẫn các Cơ sở pháp lý như sau:

            Tiktoker Nờ Ô Nô đã đăng clip có lời nói xúc phạm, miệt thị người nghèo, người vô gia cư, đây là hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định này quy định như sau:

    “1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

    c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

    d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

    đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

    e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

    g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

    h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

    Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 4 Điều 4 của Nghị định này thì đây là mức phạt đối với hành vi vi phạm của tổ chức, đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng ½ thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức. Tức đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm ở Khoản này là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Theo nội dung vụ việc thì Titoker này không có tình tiết giảm nhẹ và không có tình tiết tăng nặng nên căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Do đó, Tiktoker Nờ Ô Nô bị xử phạt 7,5 triệu đồng là phù hợp với quy định của pháp luật.

    Qua vụ việc trên, chúng ra cần phải nhìn nhận lại rằng: mạng xã hội tuy là nơi để chia sẻ thông tin, cảm xúc, suy nghĩ của mỗi cá nhân nhưng những thông tin, những cảm xúc, những suy nghĩ được chia sẽ phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào”. Để tránh những vụ việc đáng tiếc như trên thì mỗi người sử dụng mạng xã hội cần thận trọng và kiểm duyệt kỹ hơn đối với những nội dung mà mình chia sẻ.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    TRONG THỜI HẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ TÒA ÁN PHẢI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH GÌ?
    Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
    XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ CỦA NGƯỜI BỊ KIỆN, NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN?
    Trong đơn khởi kiện phải ghi rõ địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liện quan.
     TÀI LIỆU GIAO NỘP CHO TÒA ÁN ĐƯỢC XEM LÀ CHỨNG CỨ KHI NÀO?
    “Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
    THẾ NÀO LÀ CHƯA CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG  DÂN SỰ?
    “Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện
    VIỆC LÀM ĐƠN KHỞI KIỆN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ  NÀO?
    Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 31 | Hôm nay: 978 | Tổng: 385827
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger