VĂN BẢN CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG ĐƯỢC LẬP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO VÀ PHẢI TUÂN THỦ NHỮNG THỦ TỤC GÌ?

0909 642 658 - 0939 858 898
VĂN BẢN CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG ĐƯỢC LẬP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO VÀ PHẢI TUÂN THỦ NHỮNG THỦ TỤC GÌ?

               Trường hợp người lập di chúc, có thể vì không không biết đọc, biết viết hoặc vì lý do nào khác mà tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ, đánh máy hộ thì di chúc này buộc phải có ít nhất hai người làm chứng. 

                "Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

                Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

                Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này."

                Người làm chứng là người chứng kiến sự việc một cách khách quan, độc lập, không bị ràng buộc hoặc bị ảnh hưởng từ bất cứ yếu tố hay chủ thể nào mà liên quan đến sự việc mà họ chứng kiến trong việc lập di chúc của người đã chết. 

                Người lập di chúc ký tên vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Nếu người lập di chúc không ký được, thì điểm chỉ vào di chúc. Sau đó, những người làm chứng ký vào di chúc xác nhận có việc lập di chúc trước mặt mình, xác nhận người lập di chúc đã ký vào di chúc trước mặt mình.

                Cần lưu ý những người làm chứng cũng phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015.

                "Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc

                Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

                1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

                2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

               3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."

                Theo đó, điều luật trên cho phép mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc chỉ trừ các đối tượng sau:

                - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của  người lập di chúc. Về việc nguyên tắc, người làm chứng là những người không có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến việc lập di chúc và người được chỉ định trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của  người lập di chúc là chủ thể trong quan hệ thừa kế. Những người này sẽ được hưởng di sản của người lập di chúc, cho nên họ không thể là người làm chứng trong việc lập di chúc. Việc định đoạt của người lập di chúc sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc họ làm chứng sẽ không khách quản, dẫn đến người lập di chúc bị tác động về tâm lý, không thể tự do định đoạt theo ý chí của chính bản thân họ...

                - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Những người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung của di chúc như người là đồng chủ sở hữu đối với phần tài sản định đoạt trong di chúc, hoặc người là chủ nợ hoặc con nợ của người lập di chúc là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế, cho nên sẽ không đảm bảo tính khách quan khi có tranh chấp.

                - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

                Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhạn thức, không làm chủ được hành vi và hậu quả của hành vi thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. So với Điều 654 BLDS năm 2005, thì khoản 1 và 2 được giữ nguyên, riêng khoản 3 của Điều luật này được thay đổi. "Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi" thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. Đông thời lược bỏ "người không có năng lực hành vi dân sự", bởi nó được bao hàm trong "người chưa đủ 18 tuổi". Khoản 3 bổ sung hai đối tượng không được làm chứng cho việc lập di chúc, đó là "người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi". Việc bổ sung này là cần thiết và hợp lý với thể trạng có khả năng nhận thức của những người này.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    TÀI SẢN THỪA KẾ CÓ PHẢI LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHÔNG?
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    CHA MẸ CÓ ĐƯỢC BÁN NHÀ ĐẤT KHI ĐÃ ĐỂ LẠI DI CHÚC CHO CON KHÔNG?
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đúng quy định pháp luật
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    Chia di sản xong mới phát hiện có di chúc xử lý thế nào?
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    DI CHÚC CÓ THỂ ĐƯỢC GỬI GIỮ Ở ĐÂU?
    Để đảm bảo sự an toàn, nguyên vẹn về nội dung và hình thức của di chúc, thì người lập di chúc có thể tiến hành gửi giữ di chúc cho một cơ quan hoặc người khác nắm giữ bản di chúc này. Điều này được pháp luật cho phép và không trái với các quy định của pháp luật.
    AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU CÔNG CHỨNG DI CHÚC?
    Theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 thì: 1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 74 | Hôm nay: 786 | Tổng: 383907
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger