TỰ Ý ĐĂNG ẢNH NGƯỜI NỢ TIỀN LÊN MẠNG XÃ HỘI CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
TỰ Ý ĐĂNG ẢNH NGƯỜI NỢ TIỀN LÊN MẠNG XÃ HỘI CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

             Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành kênh chia sẻ thông tin, hình ảnh,...phổ biến bởi tính đơn giản và thuận lợi của nó. Chỉ cần một vài phút thậm chí là một vài giây đã có thể lan truyền một hình ảnh rộng rãi trên mạng xã hội để nhiều người biết đến mà không cần tốn bất kỳ chi phí nào. Do đó trong một số trường hợp, mạng xã hội trở thành công cụ để giúp các chủ nợ đánh đòn tâm lý, gây áp lực tinh thần với những người đang nợ tiền bằng cảnh đăng hình ảnh của những người nợ tiền lên mạng xã hội để cho nhiều người biết đến. Việc tự ý đăng ảnh của người nợ tiền lên mạng xã hội tưởng chừng là vô hại nhưng hành vi này có thể khiến người đăng ảnh phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tùy vào từng trường hợp cụ thể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cần xem xét các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến việc ghi nhận quyền vè hình ảnh của cá nhân, cụ thể là các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

            Quyền về hình ảnh của cá nhân được quy định như sau: 

            Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình được quy định theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó và việc sử dụng hình ảnh của người khác vào mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

           Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

           Cùng với đó pháp luật ghi nhận, nếu phát hiện người khác sử dụng hình ảnh của mình mà không xin phép thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.

           Như vậy, việc tự ý đăng ảnh người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó hoặc đăng ảnh có liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân khi chưa có sự đồng ý của người đó là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

     Ngoại lệ: Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

           - Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

          - Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

          Như đã phân tích ở trên thì hành vi đăng ảnh người người khác lên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của người có hình ảnh kèm theo là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù trong trường hợp người bị đăng ảnh là người có vay tiền và có trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đi chăng nữa thì hành vi của người đăng ảnh người nợ tiền lên mạng xã hội cũng được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi "thu thập, và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý" hoặc bị xử lý hình sự theo quy định tại ĐIều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) "về tội làm nhục người khác với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác". 

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CĂN CỨ ĐỂ KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM?
    Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
    CĂN CỨ, ĐIỀU KIỆN ĐỂ KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM?
    Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ TÒA ÁN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN THEO THỦ TỤC RÚT GỌN?
    Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 7 | Hôm nay: 1408 | Tổng: 386256
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger