TRÁNH NHẦM LẪN GIỮA "TIỀN ĐẶT CỌC" VÀ "KHOẢN TIỀN TRẢ TRƯỚC"?

0909 642 658 - 0939 858 898
TRÁNH NHẦM LẪN GIỮA "TIỀN ĐẶT CỌC" VÀ "KHOẢN TIỀN TRẢ TRƯỚC"?

             Phần lớn trong các giao dịch dân sự khi một bên giao cho bên kia một khoản tiền sẽ ghi rõ ràng là tiền đặt cọc hay tiền trả trước cho một phần nghĩa vụ của mình. Nhưng vẫn còn những trường hợp khi giao tiền không nói rõ là khoản tiền này được đưa cho bên kia với mục đích gì, sau đó phát sinh tranh chấp và bất đồng với nhau về bản chất của khoản tiền này. Thông thường bên đưa tiền sẽ cho rằng đây là khoản tiền đặt cọc, còn bên nhận tiền lại cho rằng đây là khoản tiền trả trước. Việc xác định bản chất của quan hệ nêu trên là rất quan trọng bởi hệ quả pháp lý của hai hình thức này là khác nhau, là phạt cọc hay xử lý tiền trả trước. 

    Hiện nay pháp luật không quy định về khoản tiền trả trước, tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng có thể hiểu đơn giản “tiền trả trước là khoản tiền mà bên có nghĩa vụ trả tiền đưa trước một khoản tiền cho bên có quyền, là thực hiện trước một phần nghĩa vụ, cụ thể là chuyển giao trước một khoản tiền”.

    Việc xác định bản chất khoản tiền là tiền đặt cọc hay tiền trả trước kéo theo hệ quả pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, nếu bên nhận tiền không thực hiện đúng hợp đồng và đây chỉ là tiền trả trước thì bên nhận tiền phải hoàn trả tiền đã nhận (và không chịu phạt cọc từ việc nhận khoản tiền này). Ngược lại, trong trường hợp đây là tiền đặt cọc, Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy vấn đề phạt cọc chỉ được đặt ra khi xem số tiền mà một bên đưa cho bên kia là tiền đặt cọc.

    Ví dụ thực tiễn: Công ty S (nguyên đơn) ký hợp đồng dịch vụ với Công ty N (bị đơn). Thực tế, nguyên đơn đã chuyển cho bị đơn một khoản tiền (bằng 50% giá trị hợp đồng dịch vụ). Sau đó các bên có tranh chấp và bất đồng với nhau về bản chất của khoản tiền này. Hội đồng Trọng tài xác định khoản tiền giao nhận “được coi là tiền trả trước và không phải là tiền cọc”. Việc xác định bản chất quan hệ nêu trên kéo theo hệ quả pháp lý khác nhau.

    Trong vụ việc trên, hợp đồng có đoạn “Trường hợp dự án không thể thực hiện đúng vào ngày 31/12/2014 (…), bên A sẽ không thanh toán bất kỳ chi phí dịch vụ nào trong điều khoản thanh toán cho bên B và bên B phải hoàn trả lại 50% giá trị hợp đồng tiền đặt cọc mà bên A đã thanh toán cho bên B sau khi ký hợp đồng”. Ở đoạn này, các bên dùng từ “tiền đặt cọc” và nguyên đơn theo hướng đây là tiền đặt cọc còn bị đơn theo hướng đây không là tiền đặt cọc. Hội đồng Trọng tài xác định “về bản chất, việc nguyên đơn chuyển cho bị đơn tiền không phải là nhằm bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự” và “các bên không đặt ra cơ chế xử lý tiền đặt cọc, bồi hoàn gấp đôi tiền cọc theo khoản 2 Điều 358 của Bộ luật Dân sự năm 2005 mà chỉ đề ra thu hồi lại số tiền thanh toán trước do bị đơn chưa thực hiện đúng nội dung hợp đồng”. Từ đó, Hội đồng Trọng tài xác định số tiền trên “được coi là tiền trả trước mà không phải là tiền đặt cọc”.

    Từ ví dụ trên cho thấy việc không thỏa thuận rõ ràng mục đích khoản tiền một bên chuyển giao cho bên kia sẽ làm phát sinh những tranh chấp không đáng có. Do đó, khi thực hiện các giao dịch dân sự các bên cần thỏa thuận rõ bằng một điều khoản trong hợp đồng về khoản tiền đặt cọc hay khoản tiền trả trước để tránh những tranh chấp không đáng có, ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGƯỜI SỬ DỤNG BAO LÌ XÌ IN HÌNH “SỔ ĐỎ”, “SỔ HỒNG” CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT LÊN TỚI 03 NĂM TÙ?
      Sử dụng bao lì xì in hình sổ hồng, sổ đỏ (như hình ảnh minh họa) có thể bị xử phạt lên tời 03 năm tù. Bởi vì như chúng ta có thể thấy trên mặt bao lì xì có in hình “Quốc huy” của Việt Nam, mà Quốc huy là một biểu tượng thiêng liêng của Nhà nước nên không thể in ấn sử dụng bừa bãi được.
    CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA DƯỢNG, MẸ KẾ KHÔNG?
    Đối chiếu quy định về hàng thừa kế được nêu ở trên thì có thể nhận thấy rằng con riêng không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp con riêng được hưởng thừa kế của cha dượng, mẹ kế.
    KHI NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM?
    Hiện nay ở nước ta đang hạn chế sử dụng ngoại hối trong mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối tại Việt Nam.
    CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ NUÔI NHƯ CON ĐẺ KHÔNG?
     Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.
    CÓ PHẢI GIẤY TỜ CÔNG CHỨNG CHỈ CÓ THỜI HẠN TRONG VÒNG 06 THÁNG?
    Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
    CÁC BƯỚC LÀM LẠI CĂN CƯỚC CÔNG DÂN KHI BỊ MẤT?
    Công dân có thể đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp lại thẻ CCCD bị mất qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 29 | Hôm nay: 875 | Tổng: 383996
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger