TÒA ÁN TỰ MÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
TÒA ÁN TỰ MÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

          Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể theo yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án ra quyết định trong một số trường hợp Luật định, theo các quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự.

           Theo quy định tại khoản 3 Điều 111 và Điều 135 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp:

           1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

            2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

           3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

          4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

          5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

             Do đó, Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    THẾ NÀO LÀ QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP?
    Khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn trừ của quốc gia.
    THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU  TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án một Quốc gia là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa án nước đó mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định
    THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ?
    Thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án một Quốc gia
    THẨM QUYỀN CHUNG CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT  CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ?
    – Thẩm quyền tài phán chung của Tòa án một Quốc gia là thẩm quyền đối với vụ việc mà Tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử ( điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước ta có quy định là Tòa án nước họ có thẩm quyền đối với những vụ việc như vậy không).

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 18 | Hôm nay: 571 | Tổng: 389002
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger