THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

0909 642 658 - 0939 858 898
THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

            1. Căn cứ pháp lý

           – Bộ Luật Dân sự năm 2015

          – Luật Đất đai năm 2013

          – Luật Công chứng năm 2014

          2. Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

           – Bước 1Người khai nhận di sản tiến hành nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng theo quy định của pháp luật

           – Hồ sơ gồm:

         + Giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc thay bằng thẻ căn cước công dân), hộ khẩu của người khai nhận di sản thừa kế và Giấy khai sinh của người khai nhận di sản thừa kế.

         + Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết).

         + Một bản sơ yếu lý lịch đã được Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường. thị trấn) hoặc là được Cơ quan có thẩm quyền xác nhận và là của một trong những người đi khai nhận di sản thừa kế.

         + Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế (CMND, sổ hộ khẩu..)

        + Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy đăng kí xe…)

         + Di chúc (nếu có);

        + Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản (áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật).

          + Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có).

        + Giấy tờ khác (nếu có): giấy ủy quyền, giấy từ chối nhận di sản, giấy nhường di sản cho người thừa kế khác theo pháp luật…

           – Bước 2: Xử lý hồ sơ

          + Cơ quan công chứng tiếp nhận hồ sơ và xử lý và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày. Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

          + Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

         + Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.

          + Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

           Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

           – Bước 3: Trả kết quả

         + Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.

         + Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

         – Bước 4: Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.

           Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật. Nếu tài sản là đất đai, nhà cửa thì người thừa kế thực hiện thủ tục quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Nếu tài sản là ô tô xe máy thì thực hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký xe theo Thông tư 15/2014/TT-BCA.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    VĂN BẢN CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG ĐƯỢC LẬP TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO VÀ PHẢI TUÂN THỦ NHỮNG THỦ TỤC GÌ?
    Trường hợp người lập di chúc, có thể vì không không biết đọc, biết viết hoặc vì lý do nào khác mà tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ, đánh máy hộ thì di chúc này buộc phải có ít nhất hai người làm chứng.
    NHỮNG TÀI SẢN NÀO SẼ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT?
    NHỮNG TÀI SẢN NÀO SẼ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT?
    THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ? AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ?
    Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc cụ nội, cụ ngoại nếu bố, mẹ đã chết trước ông, bà hoặc cụ.
    VIỆC PHÂN CHIA DI SẢN THEO DI CHÚC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
    Pháp luật luôn luôn tôn trọng ý chí của người có tài sản, nên nếu người để lại di sản đã xác định cách phân chia di sản, thì di sản được phân chia theo đúng ý nguyện của người đó. Tuy nhiên, kể từ thời điểm người có tài sản chết, thì di sản đã thuộc về những người thừa kế của họ.
    PHÂN CHIA DI SẢN THEO PHÁP LUẬT CẦN TUÂN THỦ NHỮNG NGUYÊN TẮC GÌ?
    Khi người chết để lại di sản nhưng không lập di chúc, di sản phải được phân chia theo pháp luật. Việc phân chia di sản theo pháp luật phải tuân thủ các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.
    NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT BAO GỒM NHỮNG AI VÀ ĐƯỢC PHÂN CHIA NHƯ THẾ NÀO?
    Căn cứ vào mối quan hệ giữa người để lại di sản với những người khác, Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật theo mối quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ huyết thống

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 28 | Hôm nay: 905 | Tổng: 384026
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger