THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

0909 642 658 - 0939 858 898
THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là một thủ tục để người thừa kế nhận được di sản từ người để lại di sản đã lập di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, CNC mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây.

    Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập. Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại bất kỳ tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản. hoặc bất kỳ tổ chức công chứng nào nếu tài sản để lại theo di chúc là động sản.

    Trường hợp người để lại di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người này, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ (đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).

    Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc:

    - Giấy chứng tử của người để lại di sản;

    - Di chúc;

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất;

    - Các giấy tờ chứng minh tài sản khác,...;

    - Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc.

    2. Quy trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

    Bước 1: Công bố nội dung di chúc cho gia đình

    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di chúc chết. Nội dung di chúc như thế nào có thể có người không biết, thậm chí không biết sự tồn tại của di chúc. Do đó người quản lý di chúc nên công bố nội dung di chúc để mọi người được biết, đặc biệt là những người được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật. Đây vừa là việc lên làm, vừa phòng tránh những tranh chấp phát sinh khi phân chia thừa kế.

    Bước 2: Tổ chức họp gia đình về di sản thừa kế

    Gia đình họp bàn để nhất trí lại việc phân chia di sản bởi có những người được hưởng di sản nhưng từ chối nhận di sản, hoặc mọi người đồng thuận thay đổi lại nội dung phân chia di sản,... Ngoài ra những vấn đề quan trọng như cử người quản lý di sản hoặc các nghĩa vụ phải dùng di sản để thực hiện do người để lại di sản thừa kế trước khi chết vẫn còn đang phải thực hiện (Ví dụ: Người đã mất đang vay nợ ngân hàng).

    Bước 3: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

    Gia đình thực hiện việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục khai nhận di sản.

    Cơ quan công chứng sẽ kiểm tra các hồ sơ và nếu các hồ sơ đã đầy đủ và phù hợp với quy định pháp luật, Văn phòng công chứng sẽ niêm yết hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và nơi có bất động sản do người chết để lại. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có ai khiếu nại, tố cáo gì liên quan đến việc nhận tài sản thừa kế này, Văn phòng công chứng sẽ công chứng thỏa thuận phân chia tài sản của những người thừa kế.

    Bước 4: Đăng ký chuyển quyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản

    Di sản là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng hoặc quyển sở hữu (Ví dụ: ô tô, Quyền sử dụng đất, ...) nên sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng thì những người thừa kế sẽ dùng bản công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo di chúc để thực hiện thủ tục sang tên. 



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CÓ BẮT BUỘC PHẢI KHÁM SỨC KHỎE KHI LẬP DI CHÚC HAY KHÔNG?
    Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì người thực hiện công chứng phải xác định trạng thái tinh thần của người lập di chúc.
    NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?
    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
    CÁC TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN PHIÊN TOÀ
    Ngoài các trường hợp bắt buộc phải hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp đương sự có lý do chính đáng thì có quyền làm đơn đề nghị hoãn phiên tòa và Tòa án sẽ xem xét và quyết định về việc có chấp nhận hoãn phiên tòa hay không.
    KHI NÀO ĐƯỢC MIỄN TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ? HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT/SOẠN ĐƠN XIN MIỄN TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ?
    Án phí: được hiểu là một khoản chi phí mà đương sự phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi xét xử một vụ án. Án phí có thể gồm: Án phí hình sự, án phí dân sự, án phí hành chính.
     YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ?
    Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
    HƯỚNG DẪN KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI THEO THỦ TỤC TÁI THẨM
    Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 22 | Hôm nay: 1012 | Tổng: 384133
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger