THỜI HẠN SỬ DỤNG CHỨNG MINH NHÂN DÂN, CĂN CƯỚC CÔNG DÂN?

0909 642 658 - 0939 858 898
THỜI HẠN SỬ DỤNG CHỨNG MINH NHÂN DÂN, CĂN CƯỚC CÔNG DÂN?

           – Theo quy định tại mục 4, phần I của Thông tư số 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ – CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân có quy định:

         + Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm.

        + Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

        + Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất chứng minh nhân dân thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số ghi trên chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp”.

          – Đối với Căn cước công dân, thời hạn sử dụng được in trực tiếp trên thẻ. Theo  Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân thì:

          1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

          2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

         + Theo quy định tại Điều 21 Luật này thì Thẻ Căn cước công dân phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

         + Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

           ⇒ Như vậy, khác với chứng minh thư nhân dân, thẻ Căn cước công dân không có thời hạn mà phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐƠN KHỞI KIỆN PHẢI CÓ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH NÀO?
    Theo quy định tai khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
    Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015.
    QUYỀN ĐÒI LẠI ĐỘNG SẢN PHẢI ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU HOẶC BẤT ĐỘNG SẢN TỪ  NGƯỜI CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
    Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
    CHIẾM HỮU TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC XEM LÀ CHIẾM HỮU CÓ CĂN CỨ  PHÁP LUẬT?
    Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong những trường hợp sau đây:
    THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH CÁ BIỆT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
    Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 27 | Hôm nay: 410 | Tổng: 385258
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger