THẾ NÀO LÀ KIẾN NGHỊ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KIẾN NGHỊ?

0909 642 658 - 0939 858 898
THẾ NÀO LÀ KIẾN NGHỊ? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KIẾN NGHỊ?

              I. THẾ NÀO LÀ KIẾN NGHỊ?

            - Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân 2013 thì: "Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó"

          - Hoạt động kiến nghị, phản ánh có ý nghĩa vô cùng quan trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kiến nghị, phản ánh không chỉ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhận quản lý đón nhận được thông tin hữu ích mà còn đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách trong các lĩnh vực.

         Như vậy, khi người dân có vấn đề gì cần trình bày, cần ý kiến, cần cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết thì có thể viết/soạn đơn kiển nghị và gửi đến cơ quan đó để được xem xét giải quyết. Trong đơn kiến nghị cần có các nội dung chính sau:

          + Thông tin của người kiến nghị;

          + Trình bày rõ ràng nội dung kiến nghị;

          + Trình bày yêu cầu giải quyết trong đơn;

          + Đính kèm theo tài liệu, chứng cứ.

           II. HƯỚNG DẪN CÁCH SOẠN/VIẾT ĐƠN KIẾN NGHỊ

           1. Mẫu đơn kiến nghị

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————–

    …, ngày… tháng… năm…

    ĐƠN KIẾN NGHỊ

    (V/v: ....................................................)

    Kính gửi1: ………………………………………………

    Tên tôi là2:……………………………………Sinh ngày… tháng…năm………

    Giấy CMND3:……………Ngày cấp:…/…./…Nơi cấp (tỉnh, TP):…………………….

    Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………

    Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………

    Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………

    Tôi xin trình bày lý do cụ thể vì sao làm đơn này4:

    ……………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………..

    Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết một số yêu cầu sau đây5:

    1./………………………………………………………………………………….

    2./………………………………………………………………………………….

    Kính mong cơ quan xem xét và nhanh chóng giải quyết yêu cầu của tôi.

    Tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chào!

    Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau6

    ………………………………………………………………………………………

    Ký tên

    (Ghi rõ họ tên)

        2. Hướng dẫn viết/soạn đơn kiến nghị

            Dưới đây là hướng dẫn ghi Đơn kiến nghị theo mẫu trên:

          (1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết kiến nghị.

          (2) Họ, tên của người kiến nghị:

          - Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiến nghị thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;

          - Nếu là người được ủy quyền kiến nghị thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.

          (3) Nếu người kiến nghị không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

          (4) Trình bày xúc tích, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc nội dung liên quan đến vấn đề cần kiến nghị.

          (5)  Nêu ngắn gọn nội dung cần kiến nghị giải quyết.

          (6) Chuẩn bị kỹ tài liệu cũng như những bằng chứng cụ thể liên quan đến vấn đề kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền xem xét và thụ lý giải quyết kiến nghị



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI TỪ CHỐI HOẶC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG?
    Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
    CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG DÂN SỰ, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, những người tiến hành tố tụng dân sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    CHUYỂN VỤ VIỆC DÂN SỰ CHO TÒA ÁN KHÁC ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Trong trường hợp vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.
    GỬI XE KHÔNG CÓ PHIẾU GIỮ XE KHI MẤT BÊN GIỮ XE CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG?
    “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
    THỜI HẠN SỬ DỤNG CHỨNG MINH NHÂN DÂN, CĂN CƯỚC CÔNG DÂN?
    – Theo quy định tại mục 4, phần I của Thông tư số 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ – CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân có quy định:
    NHỮNG TÌNH TIẾT SỰ KIỆN KHÔNG PHẢI CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Theo Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh gồm có:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 37 | Hôm nay: 1520 | Tổng: 384641
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger