NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT BAO GỒM NHỮNG AI VÀ ĐƯỢC PHÂN CHIA NHƯ THẾ NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT BAO GỒM NHỮNG AI VÀ ĐƯỢC PHÂN CHIA NHƯ THẾ NÀO?

               Căn cứ vào mối quan hệ giữa người để lại di sản với những người khác, Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật theo mối quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ huyết thống.

                "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

                1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

                a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

                b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

                c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

                2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

                3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

                Theo đó, quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng được xác lập thông qua việc kết hôn hợp pháp hay trong trường hợp kết hôn thực tế được pháp luật công nhận.

                Quan hệ nuôi dưỡng được xác lập thông qua việc nhận nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hôn nhân, gia đình và pháp luật về hộ tịch.

                Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (cụ, ông, bà, cha đẻ, mẹ đẻ và các con của người chết) hoặc bàng hệ (anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột) được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ.

                Phạm vi của những người thừa kế di sản được xác định thông qua các mối quan hệ nói trên được quy định thông qua các mối quan hệ nói trên được quy định thành từng hàng thừa kế theo trật tự: người nào có quan hệ gần gũi hơn với người chết sẽ đứng ở hàng thừa kế trước. 

                Vì vậy, theo quy định của pháp luật có ba hàng thừa kế sau đây:

                Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

                Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

                Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

                Việc phân chia di sản cho những người thừa kế theo nguyên tắc sau đây: những người trong cùng một hàng thừa kế thì được hưởng phần di sản ngang nhau. Di sản của người để lại di sản trước tiên được chia hết cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết trước người để lại thừa kế (mà không có người thế vị) hoặc còn nhưng đều không có quyền hưởng di sản, đều bị người để lại di sản truất quyền thừa kế hoặc đều từ chối nhận di sản, thì di sản mới được chia (và chia hết) cho những người ở hàng thừa kế thứ hai. Tương tự như vậy nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thứ hai thì di sản mới được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ ba. Trong một hàng thừa kế, nếu chỉ có một người, thì người đó được nhận toàn bộ di sản.

                Nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thứ ba, tương tự như trên, thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    Trình tự thủ tục khởi kiện chia thừa kế nhà đất năm 2024
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    Tài sản ở nhiều nơi khác nhau thì đến đâu để công chứng di chúc?
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    Thai nhi còn trong bụng mẹ có được hưởng thừa kế không?
    Nếu anh/chị và các bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    07 Trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà đất từ bố mẹ
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    Lập di chúc để lại di sản cho người nước ngoài được không?
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.
    Nhà chưa trả góp xong có được coi là di sản thừa kế không?
    Liên hệ luật sư giỏi giải quyết tranh chấp về thừa kế, bồi thường thu hồi đất, ly hôn và các thủ tục khác như lập di chúc, lập/soạn thảo hợp đồng qua hotline 0909642658 hoặc 0939858898.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 21 | Hôm nay: 1161 | Tổng: 384282
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger