NHỮNG HÀNH VI NÀO BỊ NGHIÊM CẤM TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH?

0909 642 658 - 0939 858 898
NHỮNG HÀNH VI NÀO BỊ NGHIÊM CẤM TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH?

             Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật Hộ tịch năm 2014, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Do đó việc đăng ký hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền nhằm theo dõi được thực trạng và biến động về hộ tịch, đồng thời kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, gia đình. Nhận thấy tầm quan trọng đó, pháp luật nghiêm cấm một số hành vi các chủ thể không được thực hiện khi đăng ký hộ tịch ở Điều 12 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

           1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

           a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;

            b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

            c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;

            d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

           đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

            e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;

            g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;

           h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

            i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

            2. Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, huỷ bỏ.

           3. Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

        Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lýnhư trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    KHI VỢ HOẶC CHỒNG TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT QUAY TRỞ VỀ THÌ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ TÀI SẢN CỦA HỌ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
    Trong cuộc sống không ít trường hợp người vợ hoặc người chồng sao nhiều năm không thấy tung tích hoặc đi tham gia kháng chiến nhưng mãi không trở về… thì đã được người thân gửi yêu cầu lên Tòa án để yêu cầu Tòa án ra tuyên bố một người đã chết, tuy nhiên không lâu sau họ trở về, vậy lúc này quan hệ về nhân thân và tài sản của họ được giải quyết như thế nào?
    CHA, MẸ CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ ĐỐI VỚI CON CÁI?
    Để nuôi dạy được một đứa trẻ tốt, phát triển hoàn thiện, nhân cách, đạo đức, phẩm chất thiện lành… thì đó là nhờ công của cha mẹ phần lớn trong việc nuôi dạy con cái trong suốt quãng đời từ lúc mới sinh đến lúc các con trưởng thành.
    CHA MẸ CÓ QUYỀN ĐẠI DIỆN CHO CON KHI NÀO?
    Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều giao dịch mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động cần đến sự hiện diện của cha mẹ. Trong những trường hợp này, cha mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con xác lập và thực hiện những giao dịch cần thiết, nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của con.
    AI LÀ NGƯỜI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON GÂY RA VÀ PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Theo quy định của pháp luật người chưa thành niên là người chưa có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự do đó mọi hành vi của họ đều do người đại diện hoặc người giám hộ chịu trách nhiệm.
    CON CÁI CÓ QUYỀN CÓ TÀI SẢN RIÊNG KHÔNG VÀ CÓ NGHĨA VỤ GÌ ĐỐI VỚI TÀI SẢN RIÊNG NÀY?
    Hiện nay, việc con cái có tài sản riêng là rất phổ biến, ví dụ như con được hưởng tài sản thừa kế từ cha mẹ, ông bà, được tặng cho tài sản…trong nhiều trường hợp khối tài sản riêng này rất lớn và quan trọng. Vậy liệu con cái có được quyền có tài sản riêng hay không ?
    AI CÓ QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON?
    Việc quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự là rất quan trọng, đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm vì nhiều gia đình không dám để con cái tự quản lý tài sản riêng do chính con cái mình làm ra sợ con sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý hoặc khi con được người khác giám hộ thì liệu cha mẹ có được quyền quản lý tài sản riêng của con hay không?

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 22 | Hôm nay: 905 | Tổng: 384026
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger