NGƯỜI TỐ CÁO CÓ ĐƯỢC QUYỀN RÚT TỐ CÁO HAY KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI TỐ CÁO CÓ ĐƯỢC QUYỀN RÚT TỐ CÁO HAY KHÔNG?

         - Rút tố cáo là trường hợp người tố cáo nhận thức được việc tố cáo của mình không đúng nên rút tố cáo.

         - Trước đây Luật Tố cáo 2011 không quy định việc rút tố cáo. Vì vậy trên thực tế nhiều trường hợp người tố cáo nhận thức được việc tố cáo của mình không đúng nên rút tố cáo nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn phải thụ lý giải quyết tố cáo, điều này làm mất rất nhiều thời gian, công sức của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

         - Vì vậy, Điều 33 Luật Tố cáo 2018 đã bổ sung quy định về việc rút tố cáo, theo đó:

         + Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.

         + Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.

    Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

          - Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

         - Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

          ⇒ Như vậy, người tố cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ tố cáo. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC
    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO
    Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Người tố cáo có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo 2018 như sau:
    NGƯỜI TỐ CÁO CÓ QUYỀN ĐƯỢC YÊU CẦU BẢO VỆ TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    - Luật Tố cáo 2018 dành một chương riêng để quy định về việc "Bảo vệ người tố cáo", cụ thể bảo vệ người tố cáo được quy định từ Điều 47 đến Điều 58.
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TỐ CÁO ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
    Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Người bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 10 Luật Tố cáo 2018 như sau:
    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
    Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 11 Luật Tố cáo như sau:
    TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ CÁO 2018?
    – Theo quy định của Luật Tố cáo 2011 thì quy trình giải quyết tố cáo có 05 bước là: +Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; + Xác minh nội dung tố cáo; + Kết luận nội dung tố cáo; + Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; + Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 94 | Hôm nay: 489 | Tổng: 383610
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger