NGƯỜI THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÓ QUAN HỆ HÔN NHÂN, HUYẾT THỐNG, NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN THỪA KẾ HAY KHÔNG? CÁ NHÂN PHẢI ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI THỪA KẾ THEO DI CHÚC?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÓ QUAN HỆ HÔN NHÂN, HUYẾT THỐNG, NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN THỪA KẾ HAY KHÔNG? CÁ NHÂN PHẢI ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI THỪA KẾ THEO DI CHÚC?

            Người thừa kế theo di chúc không bắt buộc phải có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đối với người để lại di sản thừa kế, vì bản chất của thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang những người còn sống theo ý chí của người chết để lại thể hiện trong di chúc.

                Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định điều kiện để cá nhân trở thành người thừa kế theo di chúc như sau:

                "Điều 613. Người thừa kế

                Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."

                Theo đó, pháp luật về thừa kế quy định một số đặc điểm về cá nhân được hưởng thửa kế như sau:

                - Đã sinh ra và thành thai: Nếu một người chưa thành thai ở thời điểm mở thừa kế, cá nhân đó không được hưởng di sản cho dù có quan hệ huyết thống đối với người để lại di sản. Trường hợp người vợ sử dụng tinh trùng của người quá cố để sinh con, tuy có quan hệ huyết thống nhưng chưa thành thai ở thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được hưởng thừa kế.

                - Vẫn còn sống: Chỉ người còn sống thì mới có năng lực pháp luật dân sự để hưởng quyền thừa kế. Người biệt tích vẫn được hưởng thừa kế ngay cả khi họ bị tuyên bố mất tích vì họ chưa bị coi là chết, tức vẫn còn sống.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGƯỜI LẬP DI CHÚC CÓ QUYỀN ĐƯỢC DÀNH MỘT PHẦN DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG HAY KHÔNG?
    Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do quyết định của người dân nên tại Điều 645 BLDS 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng.
    AI KHÔNG ĐƯỢC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC DI CHÚC?
    Để một di chúc có giá trị pháp lý, không bị vô hiệu thì ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung của di chúc thì việc công chứng, chứng thực di chúc cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng được công chứng, chứng thực di chúc, Điều 637 Bộ luật dân sự 2015 quy định người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau:
    CÓ ĐƯỢC QUYỀN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HỦY BỎ DI CHÚC HAY KHÔNG?
    D chúc là là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Chính vì vậy mà được quyền tự do sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc của mình.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 27 | Hôm nay: 834 | Tổng: 383955
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger