NGƯỜI SỬ DỤNG BAO LÌ XÌ IN HÌNH “SỔ ĐỎ”, “SỔ HỒNG” CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT LÊN TỚI 03 NĂM TÙ?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI SỬ DỤNG BAO LÌ XÌ IN HÌNH “SỔ ĐỎ”, “SỔ HỒNG” CÓ THỂ BỊ XỬ PHẠT LÊN TỚI 03 NĂM TÙ?

             Mỗi dịp “tết đến, xuân về” thì “bao lì xì” là một sản phẩm không thể thiếu dành cho mọi nhà. Văn hóa lì xì được xem là một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam trong dịp tết, có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc.

           Hiện nay hoa văn trên bao lì xì được thiết kế ngày càng tinh tế và đa dạng với những họa tiết như: Rồng bay, hoa Đào, hoa Mai của Việt Nam. Tuy nhiên, trên mạng xã hội gần đây lại xuất hiện những hình ảnh về bao lì xì in hình Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ("sổ đỏ", "sổ hồng"). Vậy liệu rằng việc sử dụng những bao lì xì này là đúng hay sai? Và có bị cấm không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

            Sử dụng bao lì xì in hình sổ hồng, sổ đỏ (như hình ảnh minh họa) có thể bị xử phạt lên tời 03 năm tù. Bởi vì như chúng ta có thể thấy trên mặt bao lì xì có in hình “Quốc huy” của Việt Nam, mà Quốc huy là một biểu tượng thiêng liêng của Nhà nước nên không thể in ấn sử dụng bừa bãi được.

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

    Theo Điều lệ số 973-TTg quy định về việc sử dụng Quốc huy nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Quốc huy được treo ở các nơi, và in trên các giấy tờ theo thể lệ quy định dưới đây:

    "A. Những nơi treo quốc huy - Rước quốc huy:

    1) Quốc huy được treo ở cơ quan sau đây:

    - Nhà họp của Hội Đồng Chính Phủ,

    - Nhà họp của Quốc Hội khi họp,

    - Trụ sở Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, huyện, xã, thành phố và thị xã,

    - Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài

    Quốc huy được treo ở cửa chính cơ quan, về phía trên, ở chỗ trông rõ nhất.

    2) Quốc huy có thể treo ở lễ đài các ngày lễ lớn: 1 tháng 5 và 2 tháng 9, do Chính Phủ trung ương hoặc các cấp chính quyền địa phương tổ chức.

    3) Rước quốc huy: trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tổ chức ngày 1 tháng 5 và 2 tháng 9, các đoàn thể có thể rước quốc huy.

    B. Dùng quốc huy trên các giấy tờ

    Hình quốc huy được in hoặc đóng bằng dấu nổi trên các thứ giấy sau đây:

    - Bằng huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ Tướng Chính Phủ,

    - Các văn bản ngoại giao như quốc thư, uỷ nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

    - Hộ chiếu,

    - Các công hàm, thiếp mời, phong bì của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

    - Các thư từ, thiếp mời, phong bì của Trưởng ban Thường trực Quốc Hội trong việc giao thiệp với các cơ quan nước ngoài,

    - Công văn, thiếp mời, phong bì của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở nước ngoài."

    Từ điều lệ trên có thể thấy việc dùng Quốc huy được quy định một cách rất rõ ràng (Quốc huy được treo ở những nơi trang trọng, được in trên các giấy tờ quan trọng, trọng đại,..). Bởi vì Quốc huy là một biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam do đó không thể được tự ý sử dụng để in ấn bừa bãi. Như vậy, nếu như không cẩn thận thì người sử dụng bao lì xì in hình Quốc huy có thể bị truy cứu hình sự về “Tội xúc phạm Quốc huy” theo quy định tại Điều 351 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức xử phạt là: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cụ thể Điều 351 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

    “Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

    Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

    Chính vì vậy anh/chị và các bạn cần cẩn thận khi sử dụng những hình ảnh có Quốc huy và cả Quốc kỳ, không được tùy tiện sử dụng hình ảnh Quốc huy, Quốc kỳ bởi đó là biểu trưng bằng hình ảnh của quốc gia Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 25 | Hôm nay: 571 | Tổng: 388973
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger