NGƯỜI BỊ NGƯỜI ĐỂ LẠI TÀI SẢN TRUẤT QUYỀN THỪA KẾ THÌ CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
NGƯỜI BỊ NGƯỜI ĐỂ LẠI TÀI SẢN TRUẤT QUYỀN THỪA KẾ THÌ CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

             Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, mà không nhất thiết phải nêu lý do. Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật không được hưởng đi sản thừa kế của mình.

                Truất quyền thừa kế là ý chí của người để lại di sản, nên nó được thể hiện rõ ràng trong di chúc, người bị truất quyền hưởng di sản bị người lập di chúc thể hiện rõ ràng trong di chúc rằng một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, quyền này của người để lại di sản không tuyệt đối mà chịu sự hạn chế bởi quy định của pháp luật. Quyền này của người để lại di sản được quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015.

                "Điều 626. Quyền của người lập di chúc

                Người lập di chúc có quyền sau đây:

                1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

                2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

                3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

                4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

                5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."

                Người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng di sản trong các trường hợp sau:

                - Nếu di chúc bị vô hiệu hoá toàn bộ, thì tư cách người thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng, cho nên người đó vẫn được hưởng di sản.

                - Nếu di chúc vô hiệu một phần và phần vô hiệu có nội dung truất quyền thừa kế thì không ảnh hưởng đến quyền thừa kế theo luật của người đó, họ vẫn được hưởng di sản nếu tài sản chưa bị định đoạt hết theo di chúc hoặc họ thuộc diện được hưởng một phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

                - Di chúc hợp pháp, nhưng người bị truất quyền thừa kế thuộc diện người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015:

                "Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

                1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

                a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

                b) Con thành niên mà không có khả năng lao động."

                Cần lưu ý khoản 1 Điều 644 không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621: 

                "Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

                1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

                a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

                b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

                c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

                d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản."



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NGƯỜI LẬP DI CHÚC CÓ QUYỀN ĐƯỢC DÀNH MỘT PHẦN DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG HAY KHÔNG?
    Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do quyết định của người dân nên tại Điều 645 BLDS 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng.
    AI KHÔNG ĐƯỢC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC DI CHÚC?
    Để một di chúc có giá trị pháp lý, không bị vô hiệu thì ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung của di chúc thì việc công chứng, chứng thực di chúc cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng được công chứng, chứng thực di chúc, Điều 637 Bộ luật dân sự 2015 quy định người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau:
    CÓ ĐƯỢC QUYỀN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HỦY BỎ DI CHÚC HAY KHÔNG?
    D chúc là là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Chính vì vậy mà được quyền tự do sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc của mình.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 24 | Hôm nay: 933 | Tổng: 384054
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger