MỨC XỬ PHẠT KHI KHÔNG MẶC ÁO PHAO KHI QUA ĐÒ, QUA PHÀ?

0909 642 658 - 0939 858 898
MỨC XỬ PHẠT KHI KHÔNG MẶC ÁO PHAO KHI QUA ĐÒ, QUA PHÀ?

           Qua phà không mặc áo phao sẽ bị phạt đúng không? Mức xử phạt khi không mặc áo phao qua phà? Người lái phà, lái đò sẽ bị xử phạt thế nào khi khách đi đò, đi phà không mặc áo phao?

            1. Về quy định bắt buộc mặc áo phao qua đò, phà

           Trước đây, Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 việc mặc áo phao khi đi qua đò, qua phà vẫn chưa được quy định cụ thể. Điều đó dẫn đến nhiều tai nạn đường thủy đáng tiếc và thương tâm.Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nguyên nhân của các vụ tai nạn đường thủy chủ yếu do các phương tiện gia dụng do người dân và các cơ sở sản xuất thủ công tự đóng, không theo quy chuẩn kỹ thuật, không có thử nghiệm và kiểm định về ATGT. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định pháp luật cũng như hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, ATGT đường thủy đối với việc sử dụng và tham gia giao thông bằng phương tiện gia dụng còn nhiều hạn chế. Việc quy định cũng như các chế tài xử phạt đối với việc đưa phương tiện gia dụng không có thiết bị an toàn, phao cứu sinh hoặc thiết bị cứu sinh vào hoạt động còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe; chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi không mặc áo phao (không mang dụng cụ cứu sinh) đối với người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đường thủy trên phương tiện gia dụng.

           Do đó đến khi  Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa 2014 thì việc mặc áo phao khi đi qua đò, qua phà được xem là một điều kiện hoạt động của phương tiện. Theo đó theo Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa 2014 như sau:

         “1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

          a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;

          b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

           c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

           2. Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

            3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

           a) Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;

           b) Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;

         c) Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

         d) Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.

          4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này”.

           2. Về mức xử phạt khi không mặc áp phao qua đò, phà

    Như vậy, nếu muốn đủ hoạt động thực hiện chở người bằng phà thì phương tiện đó phải đảm bảo “có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện”, nếu trong trường hợp không đảm bảo đủ điều kiện theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 132/2015/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì mức xử phạt được xác định như sau:

           “Điều 27. Vi phạm quy định của hành khách

           1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện.

           2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

          3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

         a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;

         b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện”.

           Theo quy định như trên, nếu đi qua đò, qua phà mà không mặc áo phao không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sôngsẽ bị xử phạt vi phạm từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.

    Như vậy mức tiền phạt trong trường hơp này được xác định cụ thể là 150.000 đồng.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.
    ĐẶT CỌC LÀ GÌ?
    Đặt cọc không phải là một thuật ngữ mới được sử dụng trong Bộ luật Dân sự mà nó đã xuất hiện từ xa xưa, ngay từ những ngày đầu hình thành giao lưu dân sự. Khi bắt đầu hình thành các giao lưu dân sự, để nhận được sự tin tưởng từ nhau, người dân thường xâu tiền lại thành một cọc, hai cọc và đưa cho đối phương để làm tin.
    NGHĨA VỤ DÂN SỰ LÀ GÌ?
    Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện các yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Trong mối quan hệ pháp luật dân sự các bên tham gia đều phải bình đẳng với nhau về mặt pháp lý và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ được pháp luật bảo đảm.
    HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ LÀ GÌ?
    Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia hợp thức văn bản giấy tờ được cấp bởi một quốc gia khác. Văn bản giấy tờ sau khi được hợp thức hóa lãnh sự đồng nghĩa với việc được công nhận và sử dụng tại quốc gia đó.
    QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ?
    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.
    TÒA ÁN TỰ MÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể theo yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án ra quyết định trong một số trường hợp Luật định, theo các quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 66 | Hôm nay: 1153 | Tổng: 387586
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger