KHI NÀO THÌ CẦN GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHI NÀO THÌ CẦN GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN?

               Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Giấy xác nhận độc thân) là giấy tờ cần thiết khi làm các thủ tục hành chính. Tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ: "2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác".

               Như vậy, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, cụ thể:

             1. Làm thủ tục đăng ký kết hôn:

           Theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm là điều kiện quan trọng khi nam, nữ kết hôn. Trong đó, trường hợp người đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

           Đồng thời, theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2015, bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là giấy tờ bắt buộc phải nộp khi đăng ký kết hôn.

           Từ những quy định trên, có thể thấy Giấy xác nhận tình trạng độc thân là giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có khi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào giấy này để xác định các bên có đủ kiều kiện kết hôn hay không.

           Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 04/2020 quy định thì: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp 01 bản cho người yêu cầu, trong đó phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.

            2. Dùng để mua bán, chuyển nhượng đất đai:  

             Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ những trường hợp nhất định theo quy định pháp luật. Do đó, khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng hoặc phải có giấy ủy quyền cho vợ hoặc chồng đứng ra thực hiện thủ tục.

            Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 không bắt buộc ghi tên cả vợ và chồng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó để xác định đây là tài sản chung hay riêng để thực hiện các thủ tục liên quan đến mua bán đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu cung cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…Điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho vợ/chồng khi thực hiện thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất đai.

    (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

            3. Dùng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

            Đối với những trường hợp cá nhân chưa kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã ly hôn theo bản án, quyết định của Tòa án thì cần có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cung cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là căn cứ để xác đinh thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tài sản này là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ/chồng.

            4. Dùng để vay vốn ngân hàng:

           Ngoài mục đích sử dụng để đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận độc thân còn được sử dụng để bổ sung hồ sơ vay vốn ngân hàng. Trong đó, phải ghi rõ mục đích sử dụng dể vay vốn, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM  2005 VỀ VAI TRÒ CỦA IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG?
    Theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: “2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.”
    VÌ SAO THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ  DÂN SỰ?
    Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định.
    THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI?
    Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ để xác định “yếu tố nước ngoài” trong các quan hệ dân sự là:
    CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC QUAN HỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU  CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ?
    Không phải các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà chỉ có các quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế, cụ thể gồm:
    THẾ NÀO LÀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN?
    Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định.
    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
    Hiện nay theo quy định của BLDS 2015 có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 19 | Hôm nay: 571 | Tổng: 388973
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger