KHI ĐƯƠNG SỰ THAY ĐỔI, BỔ SUNG YÊU CẦU KHỞI KIỆN CÓ PHẢI NỘP TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ VỚI YÊU CẦU MỚI ĐÓ KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
KHI ĐƯƠNG SỰ THAY ĐỔI, BỔ SUNG YÊU CẦU KHỞI KIỆN CÓ PHẢI NỘP TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ VỚI YÊU CẦU MỚI ĐÓ KHÔNG?

           Theo quy định tại Khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì: Đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. Như vậy, pháp luật cho phép đương sự có quyền được thay đổi yêu cầu khởi kiện so với yêu cầu khởi kiện ban đầu. Vậy trong trường hợp đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện thì có phải đóng thêm tiền tạm ứng án phí hay không?

            Theo quy định tại Điều 146 BLTTDS 2015 quy định về Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau: 

    “1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí”.

    Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

    “2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

    Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm”.

           Theo quy định trên thì nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án. Do đó, trong trường hợp thay đổi yêu cầu khởi kiện vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu thì đương sự phải nộp thêm tiền tạm ứng án phí. Cụ thể như sau:

                     1. Trường hợp: Đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:

    Trường hợp giai đoạn thay đổi, bổ sung yêu cầu trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, việc sửa đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự không bị giới hạn trong phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu. Do đó, trong trường hợp này, khi thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự mà làm mức tạm ứng án phí có sự chênh lệch so với mức tạm ứng án phí ban đầu thì đương sự có nghĩa vụ đóng thêm để tiếp tục quá trình tố tụng.

    2. Trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm:

    Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 235, khoản 1 Điều 236, khoản 1 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là quyền cá nhân nên trong trường hợp này khi có sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình thì đương sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu thay đổi, bổ sung đó.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CHI PHÍ GIÁM ĐỊNH CÓ PHẢI DO NGƯỜI YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH CHỊU?
    Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu chi phí giám định thì:
    TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC MIỄN NỘP TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ?
    Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
    NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG PHẢI NỘP TIỀN TẠM ỨNG ÁN PHÍ, KHÔNG PHẢI CHỊU  ÁN PHÍ?
    Theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí:
    CÓ PHẢI MỌI VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ ĐƯƠNG SỰ Ở NƯỚC NGOÀI ĐỀU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢ I QUYẾT CỦA TÒA ÁN CẤP TỈNH?
    Về nguyên tắc vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp thì vụ việc có dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
    BỊ ĐƠN CÓ QUYỀN ĐƯA RA YÊU CẦU PHẢN TỐ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM KHÔNG?
    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Quyền phản tố của bị đơn thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.
    NHỮNG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH NÀO CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM ĐƯỢC THI HÀNH NGAY?
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 482 Bộ luật tố tụng dân sự thì những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 18 | Hôm nay: 811 | Tổng: 387244
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger