HOÃN PHIÊN TÒA SƠ THẨM TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

0909 642 658 - 0939 858 898
HOÃN PHIÊN TÒA SƠ THẨM TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

           Theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này, cụ thể như sau:

           – Tại phiên tòa, trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa

          – Tại phiên tòa, trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

          – Tại phiên tòa, trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp.

           – Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

           – Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

           – Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

           – Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

           – Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

            – Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.

           ⇒ Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    NHỮNG TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA  TÒA ÁN?
    Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
    NHỮNG TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
    Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
    NHỮNG TRANH CHẤP DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN
    Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
    THẨM PHÁN TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Căn cứ theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
    GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO
    Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
    ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ
    Theo quy định tại Điều 117 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 40 | Hôm nay: 1553 | Tổng: 386401
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger