HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ THAY ĐỔI TRONG PHẠM VI YÊU CẦU KHỞI KIỆN VÀ THAY ĐỔI VƯỢT QUÁ YÊU CẦU KHỞI KIỆN BAN ĐẦU?

0909 642 658 - 0939 858 898
HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ THAY ĐỔI TRONG PHẠM VI YÊU CẦU KHỞI KIỆN VÀ THAY ĐỔI VƯỢT QUÁ YÊU CẦU KHỞI KIỆN BAN ĐẦU?

                  Tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về phạm vi khởi kiện như sau: 

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. 

    Như vậy, “thay đổi yêu cầu” được hiểu là thay đổi khác với yêu cầu khởi kiện ban đầu.

    Thay đổi vượt quá yêu cầu” là trường hợp nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật mới so với yêu cầu khởi kiện trước đó của nguyên đơn. Như vậy, vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là trường hợp tại phiên tòa, đương sự thay đổi, bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần giải quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.

    Ví dụ: B vay A 200 triệu nhưng quá hạn vẫn chưa thanh toán, A kiện B ra tòa và yêu cầu B trả 200 triệu tiền nợ gốc. Sau đó, tại phiên tòa A thay đổi yêu cầu đòi B trả 200 triệu tiền nợ gốc và 10 triệu tiền bồi thường thiệt hại vì A phải trả một số tiền lãi khi vay tiền của người khác đẻ giải quyết công việc của mình. Việc bổ sung thêm yêu cầu “buộc B trả thêm 10 triệu tiền bồi thường thiệt hại” đã làm phát sinh quan hệ pháp luật mới so với yêu cầu trả nợ trước đó của A. Đây được xem là “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu”. Với yêu cầu mới này, sẽ phải tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ mới khác để chứng minh cho quan hệ mới. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho bên còn lại (phía B), trong trường hợp này, Hội đồng xét xử không chấp nhận giải quyết quan hệ pháp luật mới yêu cầu nhưng đương sự có quyền khởi kiện vụ án khác để yêu cầu giải quyết quan hệ pháp luật mới đó.

    Thay đổi trong phạm vi yêu cầu” là yêu cầu đó tuy khác với yêu cầu khởi kiện ban đầu nhưng xét ra vẫn cùng một quan hệ pháp luật đang giải quyết.

    Ví dụ: Cùng ví dụ trên nhưng tại phiên tòa A chỉ yêu cầu B trả 100 triệu tiền gốc cho A. Như vậy tuy A có sự thay đổi về số tiền yêu cầu trả nợ nhưng yêu cầu thay đổi đó xét ra vẫn cùng một quan hệ pháp luật đang giải quyết “yêu cầu B thanh toán tiền vay đã quá hạn”. Do đó, đây vẫn thuộc phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu. 

     



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 QUY ĐỊNH VỀ GIÁM HỘ NHƯ THẾ NÀO?
    Người giám hộ bao gồm: Người giám hộ đương nhiên và người giám hộ được cử, chỉ định.
    THẾ NÀO LÀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ?
    Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
    THẾ NÀO LÀ NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ?
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.
    TRƯỜNG HỢP NÀO BÊN ĐẶT CỌC ĐƯỢC TRẢ LẠI TÀI SẢN ĐẶT CỌC?
    Theo Khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 thì đặt cọc được hiểu là việc: “một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (được gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
    MỨC XỬ PHẠT KHI KHÔNG MẶC ÁO PHAO KHI QUA ĐÒ, QUA PHÀ?
    Qua phà không mặc áo phao sẽ bị phạt đúng không? Mức xử phạt khi không mặc áo phao qua phà? Người lái phà, lái đò sẽ bị xử phạt thế nào khi khách đi đò, đi phà không mặc áo phao?
    MẮT PHẢI CẬN 5/10 CÓ PHẢI THAM GIA NGHĨA VỤ QUÂN SỰ KHÔNG?
    Mắt phải cận 5/10 có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Cách phân loại sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 33 | Hôm nay: 1262 | Tổng: 384383
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger