CON ĐANG TRONG BỤNG MẸ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
CON ĐANG TRONG BỤNG MẸ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA KHÔNG?

           Căn cứ theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:

    "Điều 88. Xác định cha, mẹ

    1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."

    Theo quy định này thì người vợ này có thai trong thời kì hôn nhân do đó cái thai này được mặc định là con chung của vợ chồng.

    Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế". 

    Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 613 nêu trên, người đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết thì vẫn được hưởng di sản thừa kế như những cá nhân khác cùng hàng thừa kế.

           Người có quyền thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự như sau:

          - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

           - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

           - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Căn cứ theo quy định trên thì đứa trẻ khi sinh ra và còn sống sau khi người cha mất sẽ được hưởng di sản thừa kế của người cha và thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

    Ngoài ra, tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó, khi phân chia di sản thừa kế, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải để lại một phần di sản bằng phần của những người thừa kế khác.

    - Nếu thai nhi đó còn sống sau khi sinh ra thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế này.

    - Nếu người đó chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa kế này.

         Như vậy, trong trường hợp người vợ có thai mà không may người chồng mất thì thai nhi vẫn được hưởng thừa kế nếu như sinh ra và còn sống.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI?
    Trong Tố tụng dân sự quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ?
    Các biện pháp tạm thời được quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
    QUYỀN CỦA ĐƯƠNG SỰ YÊU CẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC , CÁ NHÂN CUNG CẤP TÀI LIỆU CHỨNG CỨ
    Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ như sau:
    LỜI KHAI CỦA ĐƯƠNG SỰ, LỜI KHAI CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG ĐƯỢC XEM  LÀ CHỨNG CỨ KHI NÀO?
    Theo quy định tại khoản 5 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
    TÀI LIỆU GIAO NỘP CHO TÒA ÁN ĐƯỢC XEM LÀ CHỨNG CỨ KHI NÀO?
    Không phải mọi tài liệu mà đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng đều được xem là chứng cứ. Theo đó, để được xem là chứng cứ tài liệu phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
    CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ LÀ GÌ?
    Chứng cứ và nguồn của chứng cứ được quy định tại Điều 93 và 94 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 29 | Hôm nay: 447 | Tổng: 385295
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger