CHỒNG HOẶC VỢ CỐ TÌNH TRỐN TRÁNH KHÔNG RA TÒA THÌ CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?

0909 642 658 - 0939 858 898
CHỒNG HOẶC VỢ CỐ TÌNH TRỐN TRÁNH KHÔNG RA TÒA THÌ CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG?

         Hiện nay khi giải quyết vụ án ly hôn đơn phương thì xảy ra rất nhiều trường hợp bị đơn (người chồng hoặc người vợ) cố tình trốn tránh, không có mặt theo giấy triệu tập và cũng không có bất kỳ văn bản trình bày ý kiến nào gửi đến Tòa án. Họ có thái độ bỏ mặc vụ án ly hôn tại Toà “muốn ra sao thì ra”, mặc dù vợ chồng đã hết tình cảm, không còn muốn sống chung, đời sống hôn nhân không hạnh phúc và không có khả năng hàn gắn lại. Vậy trong những trường hợp này Tòa án có đưa vụ án ra xét xử và có giải quyết cho ly hôn hay không? Kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Luật CNC nhé:

       1. Đương sự có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của Tòa án

        Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì sau khi Tòa án thụ lý vụ án ly hôn đơn phương Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc sẽ triệu tập các đương sự đến Tòa án để lấy lời khai nhằm xác định tình tiết khách quan của vụ án cũng như để tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

        Căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự thì đương sự có nghĩa vụ:

       “15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.

    1. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.”

          Như vậy, các đương sự có nghĩa vụ phải có mặt tại Tòa án theo đúng thời gian và địa điểm trong Giấy triệu tập của Tòa án. Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì việc cố tình trốn tránh giải quyết ly hôn là khi đương sự đã được triệu tập hợp lệ nhưng vẫn vắng mặt.

         Đối với trường hợp cố tình vắng mặt trong các buổi Tòa án triệu tập lên lấy lời khai và hòa giải mà không có lý do chính đáng và không có văn bản gửi đến Tòa án thì căn cứ theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để xác định vụ án ly hôn này sẽ thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được. Cụ thể Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định như sau:

    Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

    1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    …”

          Lúc này, Tòa án vẫn sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật và sẽ tiếp tục gửi/tống đạt Giấy triệu tập cho bị đơn biết về thời gian, địa điểm tổ chức phiên tòa để bị đơn sắp xếp thời gian tham gia phiên Tòa sơ thẩm nhằm bảo vệ chính quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

        2. Bị đơn cố tình trốn tránh không tham gia phiên Tòa thì Tòa án có giải quyết ly hôn không?

          Trường hợp khi Tòa án mở phiên tòa ra xét xử và đã triệu tập hợp lệ mà người vợ hoặc người chồng (là bị đơn trong vụ án) vẫn cố tình không đến thì:

    •  Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà bị đơn không có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên Tòa và mở lại phiên tòa vào thời gian khác.
    • Trường hợp Tòa án mở phiên tòa và triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn vẫn không đến theo giấy triệu tập và không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Cụ thể quy định tại Điều 227, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

         a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

         b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

        c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật….”

         Như vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 trong trường hợp người chồng hoặc người vợ (là bị đơn trong vụ án) vắng mặt, cố tình trốn tránh không đến Tòa án làm việc, không tham gia phiên Tòa mặc dù đã được triệu tập hợp lệ thì Tòa án vẫn có thể xét xử vắng mặt vụ án ly hôn. Lúc này, Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà Tòa án thu thập được để xác định xem có đủ cơ sở để giải quyết cho ly hôn hay không. Nếu Tòa án xét thấy có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì sẽ tuyên chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn.

         Sau khi phiên Tòa kết thúc, bị đơn sẽ được cấp, tống đạt bản án cũng như các giấy tờ có liên quan, nếu không đồng ý với Quyết định của Tòa án thì bị đơn có thể thực hiện quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

        Nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ liên quan đến nội dung tư vấn ở trên hoặc Quý khách muốn được tư vấn các vấn đề về pháp luật khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Văn phòng Luật sư chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.



    Tư Vấn Pháp luật TƯƠNG TỰ
    KHI VỢ HOẶC CHỒNG TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT QUAY TRỞ VỀ THÌ QUAN HỆ NHÂN THÂN VÀ TÀI SẢN CỦA HỌ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
    Trong cuộc sống không ít trường hợp người vợ hoặc người chồng sao nhiều năm không thấy tung tích hoặc đi tham gia kháng chiến nhưng mãi không trở về… thì đã được người thân gửi yêu cầu lên Tòa án để yêu cầu Tòa án ra tuyên bố một người đã chết, tuy nhiên không lâu sau họ trở về, vậy lúc này quan hệ về nhân thân và tài sản của họ được giải quyết như thế nào?
    CHA, MẸ CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ ĐỐI VỚI CON CÁI?
    Để nuôi dạy được một đứa trẻ tốt, phát triển hoàn thiện, nhân cách, đạo đức, phẩm chất thiện lành… thì đó là nhờ công của cha mẹ phần lớn trong việc nuôi dạy con cái trong suốt quãng đời từ lúc mới sinh đến lúc các con trưởng thành.
    CHA MẸ CÓ QUYỀN ĐẠI DIỆN CHO CON KHI NÀO?
    Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều giao dịch mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động cần đến sự hiện diện của cha mẹ. Trong những trường hợp này, cha mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con xác lập và thực hiện những giao dịch cần thiết, nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của con.
    AI LÀ NGƯỜI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON GÂY RA VÀ PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
    Theo quy định của pháp luật người chưa thành niên là người chưa có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự do đó mọi hành vi của họ đều do người đại diện hoặc người giám hộ chịu trách nhiệm.
    CON CÁI CÓ QUYỀN CÓ TÀI SẢN RIÊNG KHÔNG VÀ CÓ NGHĨA VỤ GÌ ĐỐI VỚI TÀI SẢN RIÊNG NÀY?
    Hiện nay, việc con cái có tài sản riêng là rất phổ biến, ví dụ như con được hưởng tài sản thừa kế từ cha mẹ, ông bà, được tặng cho tài sản…trong nhiều trường hợp khối tài sản riêng này rất lớn và quan trọng. Vậy liệu con cái có được quyền có tài sản riêng hay không ?
    AI CÓ QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON?
    Việc quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự là rất quan trọng, đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm vì nhiều gia đình không dám để con cái tự quản lý tài sản riêng do chính con cái mình làm ra sợ con sử dụng tài sản riêng một cách không hợp lý hoặc khi con được người khác giám hộ thì liệu cha mẹ có được quyền quản lý tài sản riêng của con hay không?

    © 2021 Văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam. Designed by it-group.vn

    Online: 28 | Hôm nay: 1141 | Tổng: 389530
    Hotline: 0909 642 658
    _chiduong Zalo Zalo: 0909 642 658 Chat messenger